Sunday, June 24, 2012

Celebrity Hairstyles

Celebrity Hairstyles


Video clip chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2012

Posted: 24 Jun 2012 04:37 AM PDT

[XEM EURO 2012 - Chung ket Olympia 2012 – Ket qua Olympia 2012 – Nha vo dịch Olympia 2012, Video clip chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2012] Chương trình chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 12 diễn ra lúc 9g sáng 24-6 tại trường quay S9, Đài truyền hình Việt Nam và được tường thuật trực tiếp trên VTV3. Thí sinh Đặng Thái Hoàng (trường THPT Hòn Gai, Quảng Ninh), đã xuất sắc nhận vòng nguyệt quế với số điểm 250.


Nhà vô địch leo núi Olympia 2012 Đặng Thái Hoàng hạnh phúc trong vòng tay mẹ.

Giải nhì được trao cho HS Thân Ngọc Tĩnh trường Phổ thông Năng khiếu ĐH Quốc gia TP.HCM với 230 điểm. Đồng giải ba là bạn Nguyễn Ngọc Khánh (190 điểm) trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành tỉnh Kon Tum và Trần Lê Phương (140 điểm) trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, tỉnh Quảng Nam.

Full video Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 12 ngày 23/6/2012:

12 năm liền Đặng Thái Hoàng là học sinh giỏi toàn diện, từng đạt nhiều giải thưởng tại các cuộc thi học sinh giỏi thành phố và cấp tỉnh. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa rồi, Thái Hoàng đã đạt 52 điểm, xếp loại giỏi. Tháng 7 tới, Thái Hoàng sẽ thi vào trường ĐH Kiến trúc Hà Nội. Đây là ước mơ suốt 12 năm đi học của bạn. Đặng Thái Hoàng có thành tích ở vòng thi vượt chướng ngại vật rất đỉnh. Trong ba lần thi Olympia trước (thi tuần, tháng, quý), Thái Hoàng đều có kết quả ô chữ chính xác chỉ sau vài gợi ý đầu. Hôm nay trong cuộc thi về đích chung kết, Thái Hoàng đã bứt phá siêu ngoạn mục hơn khi trả lời chính xác bí ẩn chướng ngại vật chưa gợi ý nào được lật mở. Thái Hoàng đã giành chiến thắng vinh quang Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 12 với 250 điểm.

Trận chung kết được tường thuật trực tiếp tại bốn điểm cầu truyền hình là trường học của bốn "nhà leo núi" xuất sắc nhất.

Bốn thí sinh tham gia chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 12 là Trần Lê Phương (trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam), Nguyễn Ngọc Khánh (trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành, Kon Tum), Đặng Thái Hoàng (trường THPT Hòn Gai, Quảng Ninh) và Thân Ngọc Tĩnh (trường Phổ thông Năng khiếu ĐHQG TP.HCM).

Đây là bốn thí sinh xuất sắc nhất được chọn từ thí sinh các trường THPT trên cả nước tham gia cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia" trong suốt một năm qua. Bốn thí sinh sẽ trải qua bốn phần thi của chương trình (khởi động, vượt chướng ngại vật, tăng tốc và về đích) để xác định nhà vô địch "Đường lên đỉnh Olympia" năm thứ 12.

Tường thuật trực tiếp Euro 2012: Anh vs Italia

Posted: 24 Jun 2012 04:00 AM PDT

XEM EURO 2012 - Người Anh vốn tự hào bởi lối chơi "Kich and Rush" bỗng vứt bỏ bản sắc của mình khi đá kiểu Catenaccio. Trong khi đó, Italia vốn đã quá nổi tiếng với lối chơi phòng ngự trứ danh đang thi đấu cởi mở hơn, phóng khoáng và đẹp mắt hơn. Đêm nay, hai đội phải chạm trán nhau trong trận đấu một mất một còn để tìm ra đối thủ của Đức ở bán kết.

Sau 10 năm, dù là hai trong số những đội bóng hàng đầu thế giới, Anh và Italia mới có dịp so tài. Tên tuổi và truyền thống hai đội đủ nói lên độ hấp dẫn, kịch tính của trận tứ kết cuối cùng Euro 2012.

Dưới sự dẫn dắt của HLV Roy Hodgson, Anh vẫn chưa biết thua là gì. Thậm chí trong 5 trận trước đó, họ đã thắng tới 4. Tuy nhiên, phong độ ấy có lẽ vẫn chưa đủ để dọa nạt được Italia, đội bóng chỉ thua có 2 trong 17 trận gần đây ở các VCK EURO. Lịch sử đối đầu cũng đang nằm nghiêng hòa toàn về người Ý. Đội quân màu thiên thanh chỉ thua Tam sư 1 lần duy nhất trong 35 năm gần đây (thắng 6, hòa 2). Trong 2 giải đấu lớn gần đây, Euro 1980 và World Cup 1990, Italia đều là đội chiến thắng.

Hiện tại, giới chuyên môn đang đánh giá rất cao khả năng trận này sẽ phải định đoạt trên chấm 11m. Không phải vô cớ mà cả HLV Roy Hodgson lẫn Prandelli đều cho các học tập luyện rất kỹ bài sút luân lưu trong các buổi tập. Hai bên cũng đều đã lên xong danh sách những chân sút đáng tin cậy nhất trước chấm 11 mét. Người hâm mộ có lẽ rất mong chờ loạt luân lưu đầy kịch tính nhưng chắc chắn các cầu thủ hai đội thì không bởi nó vô cùng cân não và gợi tới vô vàn những ký ức buồn của hai đội trong quá khứ.

Bước vào vòng tứ kết Euro 2012, các đội bóng luôn đặt sự cẩn trọng về lối chơi lên hàng đầu. Những màn trình diễn vừa qua, cả Anh và Italia đều có những ưu ái nhất định cho hàng phòng ngự. Thế nên, ở trận đấu đêm nay, rất có thể số phận của 2 ứng viên này được quyết định bởi sự tỏa sáng của những cá nhân.

Người Anh đang chờ sự bùng nổ của hai ngôi sao lớn nhất, đó là tiền đạo Wayne Rooney và tiền vệ Steven Gerrard. Chỉ mới trở lại sau án treo giò, ngôi sao của Man United đã ghi bàn thắng quyết định mang về 3 điểm cho Tam Sư trước đội đồng chủ nhà Ukraine và sẽ không bất ngờ nếu đêm nay, anh sẽ được sự chăm sóc kĩ lưỡng của hàng thủ Italia. Gerrard đã chứng minh mình xứng đáng với chiếc băng đội trưởng mà Roy Hodgson trao cho, anh hoạt động khắp sân, cáng đáng khu trung tuyến cực tốt và không thiếu những tình huống kiến tạo cho các đồng đội lập công.

Phía bên kia, Pirlo vẫn là niềm hy vọng số 1 của Italia. Ở thời điểm hiện tại, thật khó để tìm ra một tiền vệ nào tài hoa như Pirlo cả. Ở cái tuổi 33, cầu thủ đang khoác áo Juventus vẫn còn đó những đường chuyền tinh tế, những cú sút phạt mẫu mực. Chưa hết, anh còn được sự hỗ trợ cực tốt của các vệ tinh xung quang như Daniele De Rossi hay Thiago Motta. Và tất nhiên, hàng thủ Anh không thể quên đi cái tên Mario Balotelli, chất "điên" trong người Super Mario có thể bùng nổ bất cứ lúc nào để khiến họ ôm hận.

Dự đoán: 1-0

Đội hình dự kiến:

Anh: Hart; Johnson, Terry, Lescott, Cole; Milner, Gerrard, Parker, Young; Rooney, Welbeck.

Italia: Buffon; Abate, Barzagli, Bonucci, Balzaretti; De Rossi, Pirlo, Marchisio; Montolivo; Balotelli, Cassano.

Tags: link sopcast Anh vs Ý 1h45' 25/6/2012, xem online Anh vs Italia (tứ kết EURO 2012), xem truc tiep Anh vs Italia, xem online VTC3 HD tran Anh vs Italia ngay 25/6/2012?, kenh chieu Anh vs Italia, link Anh vs Italia HD nhanh khong giat, xem truc tuyen Anh vs Italia nhanh HD, watch England vs Italy online free, live streaming England vs Italy online free, Link streamtorrent Anh vs Italia, Link streamtorrent England vs Italy free.

Đội Italia có chất Anh & đội Anh có chất Italia

Posted: 24 Jun 2012 03:02 AM PDT

XEM EURO 2012 - Trận tứ kết đêm nay là cuộc so tài giữa 2 đội bóng đang bước ra khỏi truyền thống lâu năm của họ. Đội tuyển Italia bây giờ sẵn sàng tấn công như đội tuyển Anh. Ngược lại, đội tuyển Anh cũng sẵn sàng phòng ngự chặt như Italia trước đây.
Ở EURO 2012, đội tuyển Italia 3 trận chỉ thắng 1, ghi 4 bàn và bị phạt 9 thẻ vàng. Ở quê hương của họ, bóng đá Ý vẫn còn đang chao đảo trong cuộc điều tra đại quy mô về cá cược-dàn xếp tỷ số. Như hồi 2006 vậy.
De Rossi là cầu thủ có chất Anh trong đội hình Italia.
Nhưng đằng sau khung cảnh đó vẫn là một Azzurri không còn như trước đây nữa. Luật thi đấu mới, những đòi hỏi mới của toàn thể người hâm mộ đã loại trừ những mô hình hậu vệ chém đinh chặt sắt kiểu như Claudio Gentile hay Romeo Benetti. Nếu Giorgio Chiellini hay Daniele de Rossi có thật quyết liệt thì đó cũng là điều cần làm khi phòng ngự như bất cứ đội bóng nào khác mà thôi.
Và tất nhiên, những hành vi như câu giờ, đóng kịch hay ăn vạ cũng không còn. Thay vào đó, dư luận đang nói tới những đường chuyền tài hoa của tiền vệ Pirlo, lối di chuyển thông minh và đẹp mắt của Cassano hay những cú sút nguy hiểm của Balotelli. Dư luận đúc kết một câu rằng bất cứ đội hình nào ra sân bằng 3 cầu thủ này và đồng thời khuyến khích tấn công từ vị trí hậu vệ cánh thì cũng đều đáng xem cả.
Trong những dư luận như vậy, có cả tiếng nói của Michel Platini, vị Chủ tịch UEFA vốn từng là một tiền vệ Juventus. "HLV Prandelli đã làm ra một đội Italia biết chơi bóng. Thật đẹp mắt". Trong đó, bàn thắng đẹp mắt nhất của người Ý chính là cú vôlê để đời do Balotelli thực hiện khi ấn định tỷ số 2-0 trước CH Ailen. Nhưng thế trận tấn công đẹp mắt nhất lại là 60 phút so tài ở trận hòa 1-1 với Tây Ban Nha - đội bóng đang là vô địch thế giới.
Cho nên, dưới mắt giới hâm mộ Italia - những người đã từng lo ngay ngáy khi Azzurri thua liền 3 trận giao hữu trước Uruguay, Mỹ, Nga - cuộc hành trình của thầy trò Prandelli cho đến nay đã có thể coi là thành công rồi. Phải, thành công, dù là khâu tấn công và ghi bàn còn phải cải thiện nhiều - bởi trong 4 bàn thắng ghi được thì có đến 3 xuất phát từ những tình huống cố định.
o 0 o
Còn người Anh nhìn trận tứ kết này như thế nào? Ước tính sẽ có khoảng 10.000 khán giả Anh sang tận nơi xem cuộc so tài với Italia. Từ đầu giải đến giờ chưa khi nào… đông vui đến thế. Tức là sau khi đã chán nản vì mất 4 cầu thủ quan trọng, chê bai vì "Hodgson không phải là HLV hàng hiệu" và phán một câu xanh dờn rằng đội Anh chỉ vào tới tứ kết là cùng, đột nhiên công chúng tìm thấy một niềm lạc quan mới theo những bước đi chậm mà chắc của thầy trò Hodgson hiện nay.
Đội Italia bây giờ chịu tấn công ư? Có tinh thần tấn công như đội Anh ở các giải đấu trước đây ư? Chẳng nhằm nhò gì, vì đội Anh hiện nay thủ cũng chắc… như Italia. Họ nghĩ vậy. Họ tin hệ thống phòng ngự 2 lớp chống thấm của Hodgson đủ sức bịt chặt hướng chuyền của Pirlo, hướng chạy của Cassano và cả hướng sút của Balotelli. Họ tin Hodgson tìm đúng công thức thành công trong tình hình hiện nay. Chẳng phải Hodgson đã từng có thâm niên làm việc trong bóng đá Italia hay sao! Chỉ cần tuyến sau của ông vững chãi thì tuyến trước sẽ làm nên chuyện nhờ bộ ba Man.United gồm Ashley Young, Welbeck và Rooney.
Và làm nên chuyện cũng tức là làm nên lịch sử. Ngoài World Cup 1966 trên sân nhà ra, đã bao giờ đội tuyển Anh thắng được một đối thủ cỡ lớn như Italia, Pháp, Tây Ban Nha hay Đức ở giai đoạn loại trực tiếp của EURO hay World Cup chưa? Chưa bao giờ. Nếu thắng Italia đêm nay, phần thưởng cho chiến thắng đầu tiên ấy sẽ là một chiếc vé bán kết, tức là cũng… gần chung kết lắm rồi. Thật phấn khích, dù cũng sẽ phải thật tỉnh táo trước người Italia...
Hưng Nguyên
Theo SGGP

Báo chí Anh nhận định trước trận tứ kết với Italia: Có cái để tin, cũng có cái để lo

Posted: 24 Jun 2012 03:02 AM PDT

XEM EURO 2012 - Không ồn ào, không khoe mẽ như nhiều giải đấu trước đây, đội tuyển Anh đang đi lên bằng những bước chậm mà chắc. Mặc dù vậy, báo chí Anh thừa nhận vẫn còn nhiều thứ… chưa được chắc cho lắm trước trận tứ kết với Italia đêm nay.
Lescott rất hiểu Balotelli.
3 điều cần dè chừng, 3 lý do lạc quan
Nhật báo Daily Telegraph hôm qua nêu ra 3 thứ cần dè chừng trong trận tứ kết với Italia đêm nay. Thứ nhất là tài chuyền bóng của Pirlo, vì đây là một tiền vệ không thua kém gì các tiền vệ Tây Ban Nha, có thể làm cho mọi tình huống phức tạp trở nên đơn giản. Thứ nhì, hãy coi chừng tốc độ của Cassano. Bởi cặp trung vệ John Terry-Joleon Lescott coi chắc chắn là vậy nhưng thực ra vẫn còn "dị ứng" với những đối thủ mang bóng sấn thẳng vào chỗ họ với tốc độ cao.
Thứ ba, phải coi chừng cả Balotelli. Đây là một tiền đạo có tốc độ, có sức mạnh, có chiều cao, có một phong cách thi đấu… không biết sợ bất cứ ai. Và tất nhiên, Balotelli có thể ghi những bàn thắng quan trọng khi cần.
Ngược lại, cũng theo báo Telegraph, thầy trò Hodgson có 3 lý do để lạc quan. Trước hết, đội Ý mất trung vệ chủ chốt Giorgio Chiellini. Vì chấn thương cơ đùi ở cầu thủ này, HLV Prandelli có thể điều tiền vệ Daniele De Rossi xuống phía dưới - và đội hình Ý sẽ mất một nguồn động lực lớn ở tuyến giữa. Thứ nhì, đội tuyển Ý nhìn chung không có tốc độ cao. Có thể Federico Balzaretti sẽ gây khó ở cánh trái, nhưng đội Ý cũng sẽ gặp khó với tốc độ của Walcott, Oxlade-Chamberlain và Ashley Young.
Còn lý do lạc quan thứ 3? Đó cũng là… Balotelli. Nếu không đá chung với Balotelli ở Man.City thì nhiều tuyển thủ Anh hiện nay cũng đều đã ít nhất 2 lần đối đầu Balotelli ở Premier League. Họ biết rõ điểm mạnh của Balotelli ở chỗ nào, họ cũng biết rõ "nút tự hủy" của Balotelli nằm ở chỗ nào. Tài năng nhưng nóng nảy, dễ mất tỉnh táo, Balotelli là dạng cầu thủ có thể giúp bất kỳ ai thắng một trận đấu, hoặc ngược lại, mất một trận đấu.
Khu vực Pirlo là nơi "nghiệt" nhất
Trong khi đó, nhật báo Guardian ghi nhận bầu không khí hy vọng đang tăng lên đáng kể của người hâm mộ nước Anh tương ứng với hành trình của đội tuyển. Vẫn biết đội bóng này cũng mới chỉ vào đến tứ kết chứ chưa đi đến đâu hết, nhưng đó là những bước đi đúng với thực lực hiện nay - và vẫn còn khả năng tiến bộ thêm. Thế là… ngon rồi! Họ thủ thế trước người Pháp, họ bốc lên để thắng Thụy Điển, họ kỹ lưỡng để thắng Ucraina. Đó là một đội bóng không ồn ào, không khoe mẽ mà "ý thức rất rõ về những gì họ có thể làm, những gì sẽ đưa họ đi xa hơn ở kỳ EURO này".
Mặc dù vậy, khi nói về chuyên môn thì nhật báo Independent lại tỏ ra lo ngại. Lo về cách bày binh bố trận của đối thủ đêm nay. Khi gặp Tây Ban Nha, người Ý sử dụng 3 trung vệ và bố trí 2 cầu thủ chạy cánh quét dọc hành lang. Gặp Anh đêm nay, có thể Italia quay sang sơ đồ 4 hậu vệ, với tiền vệ nhạc trưởng Pirlo ở ngay phía trước. Đáng lo nhất chính là chỗ này.
Ai cũng biết, ai cũng thấy là chỉ cần ép mạnh vào khu vực của Pirlo thì có thể làm cả đội hình Ý trầy trật. Nhưng lấy ai để ép vào chỗ đó bây giờ? Theo Independent, kéo Rooney lùi về thì uổng cho tấn công, đẩy Gerrard lên cao thì lại bấp bênh cho khu vực phòng ngự giữa sân của Parker, và chuyển từ 4-4-1-1 sang 4-3-3 thì bây giờ cũng trễ quá rồi. Bởi vậy, có thể Hodgson sẽ yêu cầu các tiền vệ cánh co vào giữa hoặc đẩy cao cả đội hình lên - và như thế thì khó mà phòng ngự chắc như trước…
Minh Khôi
Theo SGGP

Capello nổi cáu vì bị tố làm gián điệp cho Italia

Posted: 24 Jun 2012 03:02 AM PDT

XEM EURO 2012 - Cựu chiến lược gia của ĐT Anh, Fabio Capello đã nổi cáu sau khi có thông tin cho rằng ông có thể làm gián điệp cho ĐT quê hương Italia trong quá trình chuẩn bị cho trận tứ kết EURO 2012 với "Tam Sư".

Capello khi còn dẫn dắt ĐT Anh - Ảnh Getty

Capello chính là người đã đưa ĐT Anh vượt qua vòng loại EURO 2012 nhưng sau đó đã rời "Tam Sư" vì bất đồng với FA về chiếc băng đội trưởng của John Terry. Capello là một người Italia nên trước trận tứ kết giữa Azzurri với "Tam sư" đã xuất hiện tin đồn cho rằng cựu HLV của ĐT Anh sẽ làm gián điệp cho đội tuyển quê hương với những hiểu biết về bóng đá xứ sở sương mù. Tuy vậy, theo tiết lộ của Pierfilippo – con trai của Capello – vị chiến lược gia người Italia đã hết sức tức giận trước thông tin nói trên.
"Ai là kẻ đã viết ra những thứ này? Bố sẽ kiện họ ra tòa", Capello đã chất vấn cậu con trai Pierfilippo như vậy sau khi biết tin.
Pierfilipo – người cũng là đại diện cho bố của mình – tiết lộ thêm trên tờ Daily Mail: "Fabio đã nổi điên khi tôi nói với ông ấy về điều đó. Chúng tôi sẽ bắt đầu khởi kiện bất cứ ai gợi ý rằng Fabio đang giúp đỡ HLV của ĐT Italia. Họ thậm chí còn chưa nói chuyện với nhau trong 1 năm qua. Đây là một sự xúc phạm tới Fabio khi ai đó nói rằng ông ấy sẽ tiết lộ về ĐT Anh sau 4 năm làm việc cho FA".
"Ông ấy vẫn còn mối quan hệ thân thiết với những người ở FA. Fabio sẽ không làm thế bởi ông ấy đánh giá cao những gì đã có với các cầu thủ Anh. Fabio cũng không biết gì hơn Roy Hodgson về các cầu thủ Italia bởi ông ấy không trợ giúp bên nào cả. Thành thật mà nói tôi nghĩ rằng trái tim của Fabio đang chia làm hai. Tôi sẽ ủng hộ Italia nhưng với cha tôi, tôi nghĩ rằng đó sẽ là 50-50".
V.M
Theo TT&VH

Sau 6 năm, Philipp Lahm vẫn là người hùng: Vẫn là anh, con tàu phá băng!

Posted: 24 Jun 2012 03:02 AM PDT

XEM EURO 2012 - Giống như cách đây 6 năm trong trận khai mạc Đức 4-2 Costa Rica ở World Cup 2006, đêm qua đội trưởng đội tuyển Đức Philipp Lahm lại thực hiện một siêu phẩm, mở màn cho cơn mưa bàn thắng trên sân Arena Gdansk, góp công vào chiến thắng 4-2 trước Hy Lạp đưa đội tuyển Đức vào chơi trận bán kết EURO 2012.

Sáu năm về trước, Đức bước vào World Cup trong tâm thế của nhà cựu á quân đã phải đứng trước rất nhiều sức ép và hoài nghi từ dư luận bởi đó là thời điểm mà cuộc cách mạng lớn nhất trong lịch sử bóng đá nước này được đặt nền. Dưới bàn tay của Juergen Klinsmann, cách họ tiến hành sự thay đổi cũng đặt ra nhiều nghi vấn. Tại sao lại là Klinsmann, một cựu danh thủ chưa từng dẫn dắt bất kỳ đội bóng nào? Tại sao vị HLV ấy lại chỉ đạo mọi thứ từ Mỹ qua đường thư điện tử? Tại sao người Đức vốn mang nặng chủ nghĩa dân tộc cực đoan, đa nghi và bảo thủ lại chịu học các phương pháp huấn luyện thể lực của những người Mỹ?


Sau 6 năm, Lahm lại ghi một siêu phẩm phá vỡ bế tắc cho đội tuyển Đức - Ảnh Getty

Nó chẳng khác gì màn ra mắt của một ca sĩ vừa trải qua ca phẫu thuật cổ họng, không ai dám chắc cô ta sẽ hát tốt hay không. Áp lực bủa vây tứ phía là thế, nhưng chỉ cần 6 phút, một hậu vệ cánh nhỏ bé như Philipp Lahm lại là người đánh tan mọi áp lực bằng một cú sút siêu đẳng. Kỳ World Cup đó, Lahm là cầu thủ Đức duy nhất chơi đủ 690 phút trên sân và được chọn vào danh sách đội hình tiêu biểu cuối giải. Trước Hy Lạp cũng vậy. Sau 3 trận vòng bảng với lối chơi tấn công chưa thực sự đẹp mắt và thuyết phục như mong đợi, đội tuyển Đức đã dồn ép và vượt trội trước đối thủ ngay từ những phút đầu tiên. Nhưng khi những Oezil, Klose, Reus không chắt chiu cơ hội để làm tốt công việc ghi bàn khai thông bế tắc, đội Đức lại cần đến những màn tỏa sáng cá nhân.
Và một lần nữa, sau 6 năm với biết bao thay đổi, cầu thủ trẻ còn nhiều bỡ ngỡ của năm 2006 được thay thế bằng một đội trưởng đã dạn dày kinh nghiệm vẫn là người thực hiện trọng trách cao cả bằng một siêu phẩm tương tự, một quả rocket mang sức nặng đủ để phá tan mọi lớp băng áp lực trên vai các đồng đội của mình. Ký ức lặp lại ấy nhắc nhở người hâm mộ rằng phẩm chất của một kẻ đi đầu đã nảy nở từ rất sớm trong Philipp Lahm, một cầu thủ sở hữu thân hình rất khiêm tốn.
Thủ lĩnh trong vóc dáng nhỏ bé
Lahm chỉ cao 1m70, nhưng cũng như Hoàng đế Napoleon vĩ đại, người từng bảo "Chiều cao của người đàn ông tính từ đỉnh đầu đến bầu trời", những gì Lahm đang làm lại cho thấy anh là một người khổng lồ thực sự của Die Mannschaft. Sau 6 năm, dáng dấp của một người thủ lĩnh trên mọi bình diện vẫn sắc bén và vẹn nguyên, như một thanh gươm đút trong vỏ nhưng đến khi cần một lời khẳng định tư chất thủ lĩnh, cần phải là đầu tàu đưa đội bóng vượt qua bão tố, thì thanh gươm ấy vẫn rất lợi hại. Lahm mới chỉ đóng góp 5 bàn thắng sau 90 trận khoác áo ĐTQG nhưng phần lớn các bàn thắng của anh luôn xuất hiện vào những thời điểm rất quan trọng. Ngoại trừ 2 siêu phẩm kể trên, Lahm đã từng ghi bàn trong trận đấu đầu tiên được vinh dự mang băng đội trưởng. Đó cũng là một cú sút xa kinh điển trong trận giao hữu Đức 3 –1 Bosnia trước thềm World Cup 2010.
Băng đội trưởng của Lahm đã từng bị hoài nghi và đem ra so sánh với tầm ảnh hưởng của Bastian Schweinsteiger bởi anh chỉ là một hậu vệ cánh trái, vị trí rất khó có thể bao quát trên sân, nhưng phẩm chất thủ lĩnh không vì thế mà mất đi. Điều này đã từng được cựu danh thủ Oliver Kahn khẳng định: "Chúng tôi từng lo lắng về việc một đội trưởng chơi quá thấp sẽ không bao quát được hết những tình huống nóng trên sân. Nhưng với Lahm, chúng tôi không còn phải lo ngại về điều đó" .
Con người luôn lặng lẽ, điềm tĩnh và không phơi mình ra trung tâm sân khấu ấy đã giải tỏa sức ép của buổi đầu cuộc cách mạng lối chơi cho bóng đá Đức. Và đến nay, khi cuộc cách mạng ấy đã ở giai đoạn chín muồi, anh lại xuất hiện, trong một khoảnh khắc chói sáng tương tự. Phải chăng, đã đến lúc cuộc cách mạng ấy cho ra trái ngọt thông qua hình ảnh một thủ lĩnh?
Yến Nhi
Theo TT&VH

Đêm nay Anh- Italia (+link sopcast HD, 1h45' ngày 25/6): “Bản sao” và “Bản gốc”

Posted: 24 Jun 2012 03:02 AM PDT

XEM EURO 2012 - Chân sút số 1 của tuyển Anh Rooney nói rằng Italia chơi giống với người Anh và vì thế mà trận đấu đêm nay sẽ khó khăn. Thực tế đêm nay khó khăn hay dễ dàng cho đội bóng nào thì chỉ khi bóng lăn người ta mới biết chính xác được.

>>Link sopcast trận Anh vs Italia cập nhật tại đây

Nhưng có điều chắc chắn rằng lối chơi phòng ngự 2 tầng mà "Tam sư" áp dụng ở EURO 2012 chỉ là "bản sao" còn lối đá phòng ngự của Italia mới là "bản gốc". Bao giờ cũng vậy, "bản sao" không thể tốt hơn "bản gốc" được. Nếu người Anh chứng minh điều ngược lại thì họ xứng đáng được tụng ca.

Họ là hai niềm hy vọng lớn của tuyển Anh đêm nay - Ảnh Getty
2&9: Italia đã 9 lần chơi một trận tứ kết ở giải đấu lớn và họ chỉ thất bại có 2 lần và cả hai lần ấy họ đều để thua sau những loạt penalty cân não (trước TBN ở EURO 2008 và trước Pháp ở World Cup 98)
1&4: Trong 10 trân tứ kết EURO hay World Cup đã chơi, Italia chỉ để thủng lưới 4 bàn và chưa bao giờ họ để thua 2 bàn trong 1 trận đấu.
7&10: Tuyển Anh đã thất bại ở 7/10 trận tứ kết các giải lớn, trừ các năm 1966, 1990 và 1996
1: Anh và Italia đã gặp nhau 1 lần trong lịch sử EURO và người Italia thắng 1-0. Đó là trận đấu ở vòng bảng của EURO 1980.
1&9: Anh chỉ thắng Italia đúng 1 lần trong 9 cuộc đối đầu gần nhất giữa họ (hòa 2, thua 6 trận)
3&3: Anh và Italia, mỗi đội ghi được 3 bàn từ tình huống cố định và họ là 2 đội bóng ghi nhiều bàn thắng nhất từ tình huống cố định ở vòng bảng EURO năm nay.
13: Italia đã trải qua 13 trận chính thức bất bại dưới thời Prandelli (hòa 4, thắng 9 trận)
HT
Theo TT&VH
Tags: link xem Anh vs Italia nhanh HD, link sopcast Anh vs Italia, binh luan Anh vs Italia, doi hinh du kien Anh vs Italia, ty le ca cuoc Anh vs Italia, du doan Anh vs Italia, nhan dinh Anh vs Italia

Lịch sử đối đầu Anh - Ý: Sự yếu bóng vía của người Anh

Posted: 24 Jun 2012 03:02 AM PDT

XEM EURO 2012 - Họ chẳng hề kém người Ý ở những trận... giao hữu. Nhưng cứ đến các giải đấu chính thức thì y như rằng lại "cóng". Lịch sử không hề biết nói dối: ĐT Ý quen với áp lực ở các giải đấu lớn hơn nhiều so với đối thủ đến từ xứ sở sương mù.

Thật vậy, trong tổng số 16 trận giao hữu mà hai đội đã đấu, ĐT Anh thắng 6, hòa 5, và thua 5 - những con số khá cân bằng. Nhưng trong hai lần hiếm hoi chạm trán Ý ở các VCK (EURO 1980 và World Cup 1990), người Anh đều thua cả. Trong 4 lần đụng độ ở vòng loại World Cup (1978, 1998), ĐT Ý thắng 2, hòa 1.
Tại các giải lớn, người Ý lại càng tỏ ra bản lĩnh hơn ở giai đoạn knock-out. Bằng chứng là họ mới chỉ để thua 2 trong số 9 lần lọt vào tứ kết (trước TBN ở EURO 2008 và Pháp ở World Cup 1998, đều từ chấm luân lưu). Thậm chí, trong những lần ấy, họ chỉ lọt lưới vỏn vẹn 4 bàn, và chưa bao giờ nhận 2 bàn thua/trận cả. Trái lại, người Anh đã thua 7 trong số 10 trận tứ kết. Ba lần hiếm hoi mà họ đi tiếp diễn ra tại VCK World Cup 1966 (sau đó vô địch), World Cup 1990 (bán kết) và EURO 1996 (bán kết).

Tình huống ghi bàn của R.Baggio trong trận Ý-Anh ở World Cup 1990 - Ảnh Getty
Cuộc so tài đêm nay là lần đầu tiên, Anh và Ý tái ngộ nhau ở một giải đấu lớn kể từ trận tranh giải ba World Cup 1990. Tại giải đấu năm ấy, cả hai đội đều đã nhận trái đắng ở bán kết bởi những thất bại trên chấm luân lưu. Sức ép quá lớn từ chính những khán giả nhà khiến Donadoni và Serena không thắng được Goycochea. Ý gục ngã 3-4 sau cú đá quyết định của Maradona, người được khán giả tại San Paolo ủng hộ nhiều hơn cả các cầu thủ Ý, bởi đơn giản ở Naples, anh là thánh. Với tỷ số tương tự, Anh mất vé chung kết vào tay Tây Đức, sau hai pha đá hỏng của Stuart Pearce và Chris Waddle.
Trong trận tranh giải ba tại Bari, đoàn quân của Bobby Robson đã chơi không quá tệ, song những sai lầm về mặt cá nhân đã khiến họ phải trả giá đắt. Đáng trách nhất là trường hợp của thủ thành kỳ cựu Peter Shilton, người đang nắm giữ kỷ lục 125 lần khoác áo Tam sư. Phút 71, Shilton thả bóng xuống chân trong vạch 5m50 mà không thèm quan sát Roberto Baggio ập đến từ phía sau cướp bóng. Baggio có bàn thứ hai ở VCK, còn trận cuối cùng cho ĐTQG của thủ thành 40 tuổi này đã trở thành một thảm họa.
Mặc dù David Platt đã gỡ hòa cho ĐT Anh bằng một cú đánh đầu cực kỳ đẳng cấp sau đó, nhưng Paul Parker đã mắc sai lầm khi đốn ngã Salvatore Schilalli trong vòng cấm địa, và chính cầu thủ này đã thực hiện thành công quả phạt đền, mang về giải ba an ủi cho người Ý. Roberto Baggio vốn được giao nhiệm vụ đá penalty, nhưng anh đã nhường lại cho Schillaci để cầu thủ này giành danh hiệu Vua phá lưới (6 bàn).
Tranh giải ba World Cup 1990: Italia - Anh 2-1
Italia: Zenga - Baresi, Bergomi, De Agostini (Berti 67'), Ferrara, Maldini - Vierchowod, Ancelotti, Giannini (Ferri 90') - Baggio, Schillaci. Anh: Shilton - Gary Stevens, Des Walker, Parker, Dorigo - Platt, Mark Wright (Wadle 71'), McMahon (Neil Webb 71'), Trevor Steven - Lineker, Beardsley. Ghi bàn: Baggio 71', Schillaci 86'pen - Platt 81'

T.C
Theo TT&VH

Điểm tựa cho hàng thủ Tam sư, John Terry: Nơi gửi trọn niềm tin

Posted: 24 Jun 2012 03:02 AM PDT

XEM EURO 2012 - Nếu như Gerrard đóng vai trò quan trọng ở tuyến giữa, Rooney là nhân vật không thể thiếu trên hàng công thì Terry cũng đóng một vai trò khó có thể thay thế nơi hậu phương. Với kinh nghiệm dày dạn của mình, anh là điểm tựa giúp ĐT Anh dưới thời Roy Hodgson có thể vận hành nhuần nhuyễn lối chơi phòng ngự - phản công.
John Terry góp mặt ở Ba Lan-Ukraina với một quyết tâm lớn lao trong việc hoàn thành nốt bộ sưu tập danh hiệu còn thiếu. Ở Chelsea, anh đã có đủ các danh hiệu lớn nhỏ từ quốc nội đến châu lục, mà mới đây nhất là chức vô địch Champions League. Tuy vậy, niềm vui này đã không thật sự trọn vẹn khi anh không thể góp mặt trong trận cuối cùng với Bayern Munich vì chiếc thẻ đỏ vô duyên trong trận bán kết lượt về với Barcelona.
Năm nay trung vệ của Chelsea đã 31 tuổi, và nếu không bước lên đỉnh vinh quang ở EURO 2012, sẽ khó có cơ hội nào tốt hơn cho anh nữa. Terry đã có những dấu hiệu tuổi tác trên đôi chân, và không ai là không thể thay thế. Tuy nhiên, với việc vấn nạn chấn thương lấy đi rất nhiều những cái tên quan trọng nơi hàng phòng ngự, Terry vẫn là nhân vật không thể thiếu trong đội hình chính thức của Tam sư. Với 76 lần khoác áo ĐTQG và đã góp mặt ở 4 giải lớn gần đây của ĐT Anh (tính cả EURO 2012 này), nhiệm vụ của Terry là tận dụng kinh nghiệm của mình để dìu dắt những đàn em chơi bên cạnh như Joleon Lescott hay Phil Jones.

Terry (áo trắng) điểm tựa vững chắc của hàng thủ đội tuyển Anh - Ảnh Getty
Ba trận vòng bảng vừa qua, nhìn chung Terry đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Anh cùng với Lescott tạo nên bức tường thép trước khung thành Joe Hart. Bỏ qua tất cả những vấn đề liên quan đến đời tư, Terry vẫn tiếp tục cho thấy lý do vì Roy Hodgson dám bảo vệ đến cùng quyết định không đưa Rio Ferdinand đến Ba Lan và Ukraina. Đó không hẳn là vấn đề có hay không những lục đục trong phòng thay đồ, mà đơn giản là chuyên môn của Terry vẫn vượt trội hơn cầu thủ đang khoác áo M.U. Theo các con số thông kê ở EURO 2012, trung vệ của Chelsea đã có 13 pha cắt bóng thành công, thành tích chỉ đứng sau Daniel Agger (Đan Mạch) và Mats Hummels (Đức). Rõ ràng, Terry vẫn thể hiện tầm ảnh hưởng lớn lao của mình dù ở bất kì triều đại HLV nào, Eriksson, Capello hay bây giờ là Roy Hodgson.
Một cầu thủ Anh mang tinh thần Italia
Cho dù chưa bao giờ từng thi đấu trong những trận đối đầu Anh-Italia, nhưng Terry không hề cảm thấy xa lạ với những người Italia. Ở cấp độ câu lạc bộ, Chelsea của John Terry đã không ít lần đọ sức với những đại diện đến từ xứ sở mì ống trong các trận đấu ở Champions League. Lần gần đây nhất, trong hành trình đến với chức vô địch năm nay, Chelsea đã có một màn lội ngược dòng xuất sắc trước Napoli. Dù đã để thua 1-3 trong trận lượt đi, nhưng The Blues vẫn xuất sắc thắng ngược 3-1 ở 90 phút lượt về trước khi Ivanovic ghi bàn quyết định ở hiệp phụ đưa đoàn quân khi đó được dẫn dắt bởi một người Italia là Roberto Di Matteo có tên ở vòng tứ kết.
Cột con số
13 - John Terry là cầu thủ có số pha cắt bóng chính xác nhiều thứ ba ở EURO 2012, chỉ đứng sau Daniel Agger (Đan Mạch – 20 lần) và Mats Hummels (Đức – 15 lần). 76 - John Terry hiện đã có 76 lần khoác áo Tam sư, nhiều thứ ba trong danh sách tuyển Anh ở giải lần này, sau Ashley Cole (97) và Gerrard (95). 4 - EURO 2012 là giải đấu lớn thứ 4 trong sự nghiệp khoác áo ĐT Anh của John Terry (trước đó là World Cup 2006 và 2010, EURO 2004).
Di Matteo mới chỉ là một trong số những ông thầy Italia mà John Terry từng có dịp làm việc. Trước đó, anh đã từng có thời gian làm việc ở các HLV Italia khác nhau như Ranieri, Ancelotti ở Chelsea hay Capello ở ĐT Anh. Việc có thời gian gắn bó với những người Italia trên băng ghế huấn luyện giúp cho Terry hiểu rất sâu sắc triết lý bóng đá quê hương họ.
Cách tiếp cận mà các đời HLV Italia tạo dựng đã có tác động không nhỏ đến lối chơi của Terry. Nhìn anh thi đấu, người ta có thể liên tưởng chút nào đó đến bộ đôi trung vệ Cannavaro – Materazzi, những người đã chơi rất xuất sắc ở World Cup 2006 góp phần vào chức vô địch của đội bóng màu thiên thanh. Terry có tính cách của một thủ lĩnh như Cannavaro. Anh cũng có tầm cao và khả năng chơi đầu tốt giống như Materazzi. Ngoài ra, anh cũng có một phẩm chất tuyệt vời của những người Italia: càng trong những hoàn cảnh khó khăn, càng thể hiện được những gì tốt nhất. Cách đây hai năm, Terry đã dính vào một scandal tình ái liên quan đến cô bồ cũ của Wayne Bridge. Tưởng chừng như vụ việc này sẽ có tác động xấu đến chuyên môn của Terry, nhưng rốt cục từ đó đến giờ anh vẫn chơi tốt như thể chưa có chuyện gì xảy ra.
Đó là những gì mà Roy Hodgson cần ở John Terry. Đêm nay, khi phải đối mặt với đoàn quân của Cesare Prandelli, thành bại của Tam sư sẽ phụ thuộc không ít vào khả năng chỉ huy hàng phòng ngự của anh.
Đức Hùng
Theo TT&VH

Canh bạc thành công của Joachim Loew

Posted: 24 Jun 2012 03:02 AM PDT

XEM EURO 2012 - Chiến thắng 4-2 của đội tuyển Đức đến trong bối cảnh mà HLV Joachim Loew đã chấp nhận dấn thân vào một canh bạc mạo hiểm, với ba sự thay đổi trên hàng công: Schuerrle, Reus và Klose đá thay Mueller, Podolski và Gomez trên hàng công. Những hoài nghi lớn đã xuất hiện, và cuối cùng cũng bị dập tắt khi tiếng còi kết thúc trận đấu vang lên.
Trong quá trình Đức thi đấu ở vòng bảng, các nhà bình luận và người hâm mộ đội tuyển Đức luôn kêu gọi ông Loew phải táo bạo hơn trong việc lựa chọn nhân sự cho đội hình xuất phát ở mỗi trận đấu. Với một đội ngũ còn rất nhiều ẩn số chưa khám phá, thì việc họ muốn thấy Goetze, Reus, Schuerrle ra sân ngay từ đầu cũng là điều dễ hiểu. Trên băng ghế dự bị, cả Goetze và Reus thậm chí đã phát biểu thể hiện khát khao được ra sân. Áp lực dồn lên vai ông Loew là rất lớn.
Ông lại là một người khá bảo thủ với những giá trị đã được khẳng định. Chặng đường ở vòng bảng cho thấy điều đó, nhưng cũng chính bởi sự bảo thủ ấy, Đức đã toàn thắng cả ba trận, ở bảng đấu tử thần có Hà Lan, BĐN và Đan Mạch.

HLV Joachim Loew (ngoài cùng bên trái) đã thành công với quyết định mạo hiểm của mình - Ảnh Getty

Nhưng bất ngờ đã xuất hiện ở tứ kết, với sự thay đổi rất mạnh tay trên hàng công, và có lẽ đã gây sốc cho các CĐV đội tuyển Đức. Đây là tứ kết và cho dù đối thủ có là Hy Lạp thua kém về mọi mặt đi chăng nữa, thì mọi sai lầm đều không thể được sửa chữa. Đó giống một đội hình mang tính chất thử nghiệm, hơn là đội ngũ sắp trải qua một trận đấu knock-out. Ông Loew đã cất 3 cầu thủ ghi 5 bàn cho đội tuyển Đức ở vòng bảng.
Quyết định bất ngờ ấy tất nhiên làm dấy lên những chỉ trích, và trong số những người phản đối, không ít đã từng kêu gào đòi ông Loew phải cho những nhân tố mới vào sân. Nhưng cho đến khi tiếng còi mãn cuộc vang lên, ông đã đáp trả những lời chỉ trích một cách thật hào phóng. Như mọi khi.
Bộ ba thay thế chưa tạo được sự tin tưởng lớn lao và xét về mặt cá nhân, cũng ở một cấp độ thấp hơn về đẳng cấp hoặc phong độ, nhưng họ cũng đã tạo ra được một số ảnh hưởng mà bộ ba Podolski – Mueller – Gomez không làm được: Khả năng di chuyển không biết mệt mỏi của Reus và Schuerrle, cùng những pha chạy chỗ không bóng khôn ngoan trong vòng cấm để tạo khoảng trống của Klose (về mặt này, chưa chắc Gomez đã bằng anh).
Ông Loew & Những quyết định trong cơn bão chỉ trích
Đó không phải là lần đầu tiên ông Loew đưa ra những quyết định táo bạo và dám bất chấp cơn bão chỉ trích để kiên định với những quyết định của mình. Ông từng loại Per Mertesacker ra khỏi đội hình chính vì thiếu thực tiễn thi đấu, và người thay thế Mats Hummel đã chơi tuyệt hay từ đầu giải đến giờ. Khi Mario Gomez bị chỉ trích, ông Loew vẫn kiên quyết không thay anh bằng Klose, và được tưởng thưởng bằng ba bàn thắng ở vòng bảng. Bây giờ là một quyết định còn mạnh tay hơn, và tất nhiên là phải đối chọi với dư luận nhiều hơn.
Những nghi ngờ vẫn tồn tại, ngay cả khi ông Loew đã đưa đội bóng đến với chiến thắng, nhưng nếu kết quả biện minh cho phương thức, thì cho đến thời điểm này, mọi quyết định của ông vẫn là bất khả xâm phạm. Trận thắng Hy Lạp cũng xác nhận được rất nhiều điểm tích cực của đội ngũ hiện tại: Chiều sâu của đội hình, và tinh thần khát khao chiến thắng. Những phẩm chất ấy chỉ có thể được kiểm chứng bằng một quyết định dũng cảm.
Và sự thay đổi mạnh tay của ông Loew cũng chứng minh rằng trong đội tuyển Đức hiện tại, không ai là không thể thay thế. Một quyết định không những đem lại niềm tin cho những người ngồi dự bị đang có dấu hiệu bất mãn, mà còn khiến bất kỳ cá nhân nào của tuyển Đức cũng phải giữ đôi chân ở trên mặt đất, khi chủ nghĩa công thần đang rạn nứt, trong làn sóng trẻ hóa và xoay vòng của ông Loew.
Cuối cùng, nếu dựa trên tư duy thực dụng của người Đức, thì có thể kết luận rằng mọi quyết định ông Loew đưa ra từ đầu đến giờ đều rất chuẩn xác, mặc kệ những tranh cãi và bàn tán. Canh bạc phải chịu những áp lực, nhưng cuối cùng thì lợi nhuận nó đem lại đã phủ nhận tư duy "đẽo cày giữa đường".
Phạm An
Theo TT&VH

Người Pháp tâm phục khẩu phục sau thất bại

Posted: 24 Jun 2012 03:02 AM PDT

XEM EURO 2012 - Sau thất bại của Pháp tại Tứ kết EURO 2012, các cầu thủ Pháp đã thẳng thắn thừa nhận đối thủ của họ trong trận đấu, đội tuyển Tây Ban Nha, là đội bóng số một thế giới.

Tây Ban Nha đã giành chiến thắng thuyết phục nhờ cú đúp của Xabi Alonso trong lần khoác áo ĐTQG thứ 100. Một cú đánh đầu và một quả penalty là đủ để đưa Tây Ban Nha vào Bán kết và tiễn Pháp rời EURO 2012. Các cầu thủ Pháp tỏ ra thất vọng nhưng thừa nhận kết quả này là hoàn toàn hợp lý.
Benzema chia sẻ trên TF1: "Điều gì đã trốn tránh chúng tôi trong trận đấu hôm nay ư? Đó là bàn thắng. Tuyển Pháp đã thất bại trước đội bóng mạnh nhất thế giới. Đây là một trận cầu khó khăn, nhưng chúng tôi đã chơi tốt và có một trận đấu tuyệt vời. Pháp đã phải nhận bàn thua từ những cơ hội rõ ràng của đối thủ. Chúng tôi hài lòng vì đội bóng đã vào tới Tứ kết nhưng thất vọng vì chúng tôi biết lẽ ra Pháp có thể đánh bại Tây Ban Nha."
"Trong một số tình huống nhất định, chúng tôi đã chơi tốt hơn họ. Nhưng đây là bóng đá (và chơi tốt không đồng nghĩa với thắng lợi – TT&VH Online). Không ghi được bàn không phải là điều đáng thất vọng. Điều duy nhất đáng thất vọng là chúng tôi đã không thể giành thắng lợi. Nhưng tuyển Pháp đã thể hiện được mình thực sự là một đội bóng mạnh."

Tây Ban Nha giành thắng lợi quá xứng đáng - Ảnh: Getty
Thủ thành Hugo Lloris cũng tỏ ra buồn bã. Dù vậy, anh hi vọng thất bại này sẽ giúp tuyển Pháp tiến xa hơn trong tương lai: "Cảm giác thất vọng là không thể tránh khỏi. Chúng tôi đã muốn hoàn thành cuộc chơi nhưng lại tỏ ra thiếu đột biến ở khâu dứt điểm cuối cùng. Dù sao thì cũng chẳng có gì để phải xấu hổ. Tây Ban Nha quá mạnh. Chúng tôi sẽ sử dụng thất bại này để xây dựng tương lai."
"Về lựa chọn của HLV ư? Tôi không thảo luận về chuyện này. Chúng tôi đã cố gắng làm mọi thứ để thích ứng với đối thủ nhưng vẫn thất bại. Tôi nghĩ đội bóng đã chơi tốt với số cơ hội rất hạn chế có được."
Hậu vệ Adil Rami cũng đồng quan điểm với Benzema. Anh cho rằng tuyển Pháp đã phải đối mặt với đội bóng số một thế giới: "Theo quan điểm của tôi, chúng tôi đã phòng ngự khá tốt. Thực tế là tuyển Pháp đã gặp nhiều khó khăn trong suốt trận đấu. Nhưng chúng tôi đã dự đoán trước điều đó. Tôi phải nói rằng Pháp đã đối mặt với đội bóng mạnh nhất thế giới. Dù Tây Ban Nha không có được nhiều cơ hội, nhưng họ đã tận dụng được chúng. Điều đó tạo nên sự khác biệt. Không còn nhiều điều để nói nữa. Giờ là lúc chúng tôi phải xách hành lý và trở về nhà."
"Chúng tôi chỉ có thể chúc mừng Tây Ban Nha. Điều tiếc nuối duy nhất là tuyển Pháp lẽ ra đã có một màn trình diễn tốt trong thất bại 0-2 trước Thụy Điển (nếu giành chiến thắng trong trận đấu này, Pháp đã không phải gặp Tây Ban Nha ở Tứ kết và cơ hội đi tiếp của họ có thể đã tăng lên – TT&VH Online). Chúng tôi sẽ phải tiếp tục tiến lên. Đội bóng không nên mất tinh thần vì thất bại trước Tây Ban Nha."
Minh Chiến
Theo TT&VH

Góc kỹ thuật: Ngày hội của “bóng chết”?

Posted: 24 Jun 2012 03:02 AM PDT

XEM EURO 2012 - Anh-Italia, màn so tài của hai trường phái đối nghịch: sự già giơ về chiến thuật của người Ý đối đầu với nét phóng khoáng kiểu hiệp sĩ của người Anh. Nhưng có một thứ vũ khí không kém phần đáng sợ mà cả hai đội đều đang sở hữu: các tình huống cố định.
Nhắc đến những tình huống cố định, người ta thường liên tưởng đến "Tam sư", đội tuyển đến từ quốc gia có truyền thống chơi "tạt cánh đánh đầu", đã trở thành một trong những trường phái lâu đời nhất trong làng túc cầu thế giới. Nhưng bóng chết còn bao hàm cả những pha sút phạt trực tiếp, mà với Pirlo trong đội hình, đây là kì EURO mà Azzurri tỏ ra không hề thua kém người Anh.
EURO này, Italia không được đánh giá quá cao về thực lực và lối chơi, khi đội bóng của Prandelli, nói chung, chỉ đang bước những bước đầu tiên của chiến lược trẻ hóa và tự làm mới mình kể từ thất bại tại Nam Phi 2 năm trước. Có lẽ vì thế, bên cạnh lối chơi đề cao khả năng giải quyết tình huống đã trở thành truyền thống, trong mọi trận đấu ở vòng bảng EURO năm nay, Itlaia đã chú trọng hơn nữa các tình huống cố định. Tính tới thời điểm này, 3 trong 4 bàn thắng của họ đến từ bóng chết, tức chiếm 75%, một tỉ lệ vượt trội các đội tuyển khác.

Pirlo đã ghi 1 bàn và kiến tạo 2 bàn từ "bóng chết" - Ảnh Getty
Việc sử hữu một trong những chân chuyền và sút phạt xuất sắc nhất thế giới thời điểm hiện tại cho phép Italia biến những quả phạt thành những cơ hội một cách rất tự nhiên. Những quả chuyền của Pirlo trong các tình huống đá phạt luôn khiến trái bóng đi "bay" và cắm xuống một tọa độ cực kì chuẩn xác, và do đó, luôn là một bữa tiệc thịnh soạn cho khả năng chơi đầu tuyệt hảo của những Bonucci (cao 1m90) hay Chiellini (cao 1m86). Rất tiếc, "Chiello" đã phải ngồi ngoài vì chấn thương, khiến thứ vũ khí này của người Ý, mà thực ra là thứ vũ khí của Juve trong mùa giải giành Scudetto vừa qua, trở nên đỡ đáng sợ hơn. Nhưng với Bonucci, họ vẫn có quyền tự tin.
Italia có Pirlo, thì Anh có Gerrard. So với Pirlo, những quả đá phạt của Gerrard không quá độc đáo, nhưng luôn có quỹ đạo "hiểm" và điểm rơi chính xác, và với những trung vệ chơi đầu siêu hạng như Terry hay Lescott lên tham gia tấn công, nó chắc chắn là mối nguy của mọi hàng thủ.
Tính đến lúc này, tuyển Anh chỉ có 2/5 bàn đến từ các tình huống cố định, nhưng nếu xem lại bàn thắng của Lescott vào lưới Pháp, hàng thủ Azzurri chắc chắn phải "rùng mình". Chỉ 4 cầu thủ của tuyển Anh có mặt trong vòng cấm, chạy tản ra 4 hướng khác nhau, để cuối cùng Joleon Lescott lao người dũng mãnh vào khoảng giữa, đánh đầu như đạn tạc cháy lưới Lloris, trước sự sững sờ của 7 cái bóng áo Lam trong vòng cấm.
Mặc dù vậy, khả năng chống bóng bổng của hàng thủ "Tam sư" không phải là hoàn hảo, điển hình là 2 bàn thua trong trận thắng nhọc nhằn 3-2 trước Thụy Điển, từ một tình huống hàng thủ chạy toán loạn sau cú đá phạt rồi "song phi" sút bồi của Ibra, để Mellberg thoải mái đệm bóng cận thành. Và một bàn nữa của Mellberg sau đường treo bóng đơn giản, nhưng sự phân công kèm người không hợp lý của hàng thủ đội Anh đã khiến họ để thua.
Sau trận đấu đó, dư luận đã sôi lên sau khi phóng viên Ola Billger của tờ Svenksa Dagbladet (Thụy Điển) tiết lộ: đã nhìn trộm kế hoạch bố trí đá phạt và chống các tình huống cố định của ĐT Anh qua ống nhòm, trong khoảng 40 phút rồi, báo cáo cho trợ lý HLV Thụy Điển Reine Almquist. Báo chí Anh gọi vụ bê bối ấy là "Roygate", nhưng như đã phân tích ở trên, Italia hoàn toàn có khả năng tìm thấy sự sống từ một pha bóng chết mà không cần một "Roygate" nữa.
Đỗ Hiếu
Theo TT&VH

Khác biệt giữa catenaccio và xe buýt hai tầng

Posted: 24 Jun 2012 03:02 AM PDT

XEM EURO 2012 - Khái niệm phòng ngự kiểu xe buýt hai tầng thực ra chưa trở thành một trường phái và chỉ là một ẩn dụ rất mới của bóng đá hiện đại, bắt đầu từ những trận đấu như Inter Milan gặp Barcelona ở Champions League 2009-2010 tại Nou Camp và Chelsea, cũng trước đối thủ TBN ở Champions League 2011-2012, cả hai lượt. Mặc dù đều là những hệ thống nhấn mạnh phòng ngự, có nhiều khác biệt giữa catennacio và xe buýt hai tầng.
"Chiếc xe bus 2 tầng" của Chelsea
Khác biệt dễ nhận ra nhất là ngay trên bảng đội hình. Catenaccio sử dụng một hậu vệ quét không chỉ đóng vai trò hỗ trợ phòng ngự, lá chắn cuối cùng, mà còn là người tổ chức toàn bộ hệ thống phòng thủ. Thông thường, hậu vệ này không đảm nhận vai trò kèm người, mà bọc lót cho các đồng đội và phát động tấn công khi có thể. Việc sử dụng hậu vệ quét không tồn tại trong chiến thuật xe buýt hai tầng.
Catenacio không chỉ là phòng ngự, mà còn dựa trên phản công, nơi cầu thủ đá quét đóng vai trò quan trọng nhất trong tổ chức tấn công, trong khi xe buýt hai tầng tập trung vào việc siết chặt cả một hệ thống tử thủ phía trước khung thành và chờ đợi một bàn may mắn từ những chân sút hết sức lợi hại. Xe buýt hai tầng đặc biệt khó phá vỡ ở một phần ba sân nhà do các khoảng trống luôn bị khép chặt. Một cách ngắn gọn, xe buýt hai tầng chỉ là phòng ngự thụ động, trong khi catenacio là tìm kiếm cơ hội phản công.
P.V
Theo TT&VH

Gương mặt Azzurra: Thiện, ác, tà trong một Mario

Posted: 24 Jun 2012 03:02 AM PDT

XEM EURO 2012 - Khi nói đến Mario Balotelli, người Ý thường cười khẩy và bảo, "hắn giỏi, nhưng thật là khùng". Balotelli từ lâu đã nằm trong tầm ngắm của dư luận không phải vì anh bị ghét như anh đã nghĩ, mà vì không bình thường như những người khác. Đúng ra, anh không muốn giống bất cứ ai. Đêm nay, anh chàng kì dị ấy được lịch sử gọi tên cho một cuộc đối đầu mà anh không thể thất bại.
>>Link sopcast trận Anh vs Italia cập nhật tại đây
Nước Ý có một Mike Tyson, một McEnroe, một George Best, một Paul Gascoigne? Không, nước Ý không dư những gã hư như thế để họ lúc nào cũng khiến dư luận phải sôi lên. Nhưng nước Ý có một người tập hợp cả 4 người như thế lại, và anh ta, trong thế giới toàn cầu không biên giới này, có một cái tên Ý, sống ở Ý, nhưng lại mang màu da đen vì có gốc Ghana. Mario Balotelli là một chàng trai 21 tuổi nhưng có cái đầu và nhân cách của một đứa trẻ lên 10, nhưng tài năng thì đã ở tuổi 30, đủ trưởng thành. Đội Ý cần anh nhưng cũng ngại anh. Tấm gương của Cassano đã khiến người ta sợ hãi. Một thiên tài có thể đưa đội tuyển đến chiến thắng bằng một cái chạm tay như của vua Midas đụng đâu cũng thành vàng, nhưng hoàn toàn có khả năng dìm đội bóng ấy xuống bùn đôi khi chỉ vì một hành động ngu ngốc. Cassano đã từng được tung hô như một thần đồng, nhưng các đồng đội khinh anh, ngại anh. Họ nghĩ anh là một thằng điên. Gần 10 năm sau hiện tượng Cassano là Balotelli, người điên không khác Cassano, nhưng được Chúa bất công ban cho thêm một đặc điểm nữa khiến anh bị căm ghét và xa lánh hơn ở một đất nước mà chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đang trỗi dậy: Super Mario có màu da đen.
Balotelli là một cầu thủ kì dị, sống trong một thế giới kì dị mà chính anh góp phần tạo ra - Ảnh Getty
Cụ thể thì Balotelli là ai? Một tài năng, một thằng điên, một kẻ mất dạy, một gã cô độc. Balotelli vứt xuống đất chiếc áo đấu của CLB đang trả lương cho anh lúc đó (Inter), và mặc chiếc áo của đội bóng đang tìm mọi cách để có anh (Milan) trong một show truyền hình nhảm nhí. Balotelli nhớ Brescia, nơi có cha mẹ nuôi của anh, vì giờ anh đang sống ở Manchester khi chơi cho Man City. Balotelli làm cháy nhà vì bắn pháo hoa trong phòng. Balotelli căm ghét thế giới vì thế giới căm ghét anh, chỉ mình anh, mãi là anh, và họ coi anh là một thằng ngu, một tên mọi rợ. Balotelli dọa giết chết bất cứ kẻ nào sỉ nhục anh. Balotelli không ngại chửi Prandelli... Người ta lôi anh ra làm trò đùa cợt mà anh không hiểu vì có lẽ anh quá ngây thơ với cuộc đời. Người ta không tha thứ dù chỉ những lỗi nhỏ nhất anh đã mắc. Người ta biến Balotelli thành một kẻ kì quặc với tất cả những gì anh đã làm. Thật khó sống và thi đấu ở tuổi 21 trong một thế giới không bình thường và không cho ai sống bình thường đến thế. Balotelli phản ứng để tự vệ và mỗi lần phản ứng, anh lại rơi vào những cái bẫy mới, để rồi không bao giờ thoát khỏi một hệ thống truyền thông đang bủa vây anh, coi anh như một con thú trong rạp xiếc để họ ngắm và bình phẩm.
Sở hữu anh trong đội hình là cả một bài toán lớn cho HLV. Trên sân, anh là người thế nào? Một dạng pha trộn hài hòa giữa con cừu và con sói, cầu thủ siêu hạng và chân sút cực xoàng, nỗi ám ảnh của đối thủ và mối lo của... chính đồng đội. Bản năng của một tiền đạo đang làm nhiệm vụ đôi khi bị bản năng của một gã trai lơ đàng điếm và giàu có, nổi tiếng quá nhanh chóng át mất. Nhưng đêm nay, người Ý lại rất cần đứa con nuôi đang "ở trọ" bóng đá Anh ấy. Cuộc đời này thật phức tạp, nhưng Balotelli sống trong thế giới đó, góp phần làm cho nó trở nên rắc rối bội phần. Bàn thắng vào lưới Anh sẽ giải thoát anh, gạt phăng những định kiến và nỗi căm ghét của người đời vào một con người không xứng đáng bị cư xử như một gã khùng trong cái tuổi thanh niên điên rồ của mình. Lúc ấy, có lẽ anh sẽ lại khoe áo trong với dòng chữ "Why always me?" (Tại sao luôn là tôi?)...
Anh Ngọc (từ Kiev)
Theo TT&VH

Gerrard vs. Pirlo: Tôn vinh giá trị "thương hiệu"

Posted: 24 Jun 2012 03:02 AM PDT

XEM EURO 2012 - Không nghi ngờ gì nữa, Steven Gerrard và Andrea Pirlo sẽ là những ngôi sao có vai trò lớn nhất trong lối chơi và cơ hội chiến thắng của hai đội tuyển Anh và Italia ở trận đấu đêm nay. Họ, với tên tuổi và những phẩm chất siêu đẳng tạo nên tên tuổi của họ, là sự đảm bảo cho chất lượng của cuộc đối đầu giữa hai nền bóng đá chưa bao giờ gần nhau như hiện tại.
>>Link sopcast trận Anh vs Italia cập nhật tại đây
Có mặt tại EURO 2012, Pirlo như đến tham dự một giải ATP World Tour Finals (giải tennis quy tụ những tay vợt xuất sắc nhất thế giới) của bóng đá, khi anh phải lần lượt gặp những "ông chủ tuyến giữa" thiên tài của bóng đá đương đại. Sau khi đối đầu Xavi và chiến thắng một cách ấn tượng với pha kiến tạo đỉnh cao để Di Natale mở tỷ số trận hòa Tây Ban Nha, tiền vệ của Juventus tiếp tục vượt qua Modric bằng cú sút phạt mẫu mực thành bàn thắng, bên cạnh những đóng góp không thể đong đếm trong lối chơi chung của đội tuyển Italia. Chiếc vé tứ kết đã vô tình đưa anh giáp mặt một trong những tiền vệ đầu lĩnh hay nhất thế giới một thập niên qua, Steven Gerrard. Chờ đợi Pirlo ở phía trước đang là Oezil, "linh hồn" của tuyển Đức, nhưng dĩ nhiên anh phải đánh bại Gerrard trước đã.

So sánh Gerrard và Pirlo sau vòng bảng - Ảnh Getty
Prandelli đã chọn người đá luân lưu
Theo Gazzetta dello Sport, HLV Cesare Prandelli đã xác định sẵn danh sách 5 cầu thủ đầu tiên sẽ thực hiện loạt đá luân lưu trong trường hợp trận tứ kết kéo dài qua 120 phút. Những cái tên được chọn là Pirlo, Thiago Motta, De Rossi, Di Natale và Balotelli. Trong đó, De Rossi và Di Natale từng sút hỏng ở loạt luân lưu khiến Italia bị loại ở tứ kết EURO 2008 bởi Tây Ban Nha. Tuy nhiên, điều băn khoăn duy nhất là Di Natale và Balotelli khó có cơ hội cùng đá luân lưu, khi họ thường được sử dụng luân phiên ở các trận đấu đã qua.
Gerrard, ngược lại, không có một đối trọng thích hợp ở vị trí trái tim của đội bóng tại vòng bảng, nhưng cũng vì thế mà tầm vóc của anh vượt lên hẳn trong thành tích đứng đầu đội tuyển Anh. Đội bóng "Tam sư" bước vào giải với rất ít kỳ vọng, khi tuyến giữa bị tàn phá bởi chấn thương, nhưng cũng vì thế mà hình ảnh của Gerrard trở nên sáng chói. Anh chẳng những thể hiện quá tốt trách nhiệm của người thủ lĩnh toàn diện, mà còn là ngòi nổ trực tiếp đưa đội nhà tiến băng băng vào tứ kết với 3 đường chuyền thành bàn, tất cả đều tạo ra những bàn thắng mở tỷ số đặc biệt quan trọng ở 3 trận đấu. Sau nhiều năm phải chia sẻ vai trò đầu tàu cho Lampard, ngôi sao của Liverpool đã tận dụng quá hoàn hảo sự vắng mặt của cầu thủ Chelsea để chứng tỏ sự tuyệt vời của mình và cho thấy tuyển Anh đã sử dụng anh một cách lãng phí như thế nào suốt hơn một thập kỷ nhạt nhòa.
Pirlo đối đầu Gerrard không giống với các cuộc đọ tài của anh với Xavi, người đã không còn có thể một mình gánh cả đội bóng (chưa ghi bàn hay kiến tạo cho đến trước tứ kết), hay Modric, người còn thiếu nhiều tố chất để trở thành một huyền thoại. Ở sân Olympic đêm nay sẽ có sự đối chọi "chan chát" giữa hai cá nhân vẹn toàn ở hầu như mọi khía cạnh: khả năng tạo ra khác biệt từ những đường chuyền đẳng cấp hoặc từ các pha sút phạt, khả năng hoạt động năng nổ suốt 90 phút hoặc hơn thế bất chấp đã ở tuổi ngoài 30, tư chất thủ lĩnh và kinh nghiệm vô song tích lũy từ một sự nghiệp đỉnh cao. Họ chỉ khác nhau ở cách chơi. Pirlo tinh tế hơn, Gerrard mạnh mẽ hơn. Chính sự khác biệt đó khiến họ không trực tiếp cản trở nhau (De Rossi ngăn Gerrard, Parker ngăn Pirlo), tạo điều kiện để cuộc so tài giữa họ trở nên thực sự hấp dẫn.
Nhưng không chỉ thế, Gerrard đối đầu Pirlo còn là cuộc "giao tranh" giữa những vị tướng lĩnh điển hình về nhân cách, về tinh thần trách nhiệm, về khát vọng dân tộc. Một chức vô địch World Cup chưa làm Pirlo thôi khao khát trong giải đấu lớn có thể là cuối cùng của anh, khi EURO vẫn là giải đấu chuốc cho người Italia nhiều khổ đau. Còn Gerrard hiểu rằng đây cũng có thể là cơ hội cuối cùng để anh làm nên điều gì đó lớn lao cho bóng đá nước nhà.
Hai ngôi sao ấy chưa từng đối đầu nhau ở cấp độ đội tuyển, nhưng họ đã hai lần là đối thủ của nhau khi Milan của Pirlo gặp Liverpool của Gerrard tại chung kết Champions League các năm 2005 & 2007. Tỷ số giữa họ đang là 1-1. Đêm nay sẽ có một người vượt lên, nhưng dù là ai, thì chiến thắng cũng là sự tôn vinh xứng đáng cho giá trị bằng vàng của một "thương hiệu" trong thế giới bóng đá.
Bách Việt
Theo TT&VH

Anh vs Italia (+link sopcast HD, 01h45 ngày 25/6): Đổi vai & Lật mặt!

Posted: 24 Jun 2012 03:39 AM PDT

XEM EURO 2012 - Sân Olympic (Kiev): Thật kỳ lạ khi giờ đây, người ta sẽ được chứng kiến cuộc đối đầu giữa một tuyển Anh chơi theo phong cách catenaccio và một Italia phóng khoáng với rất nhiều ý tưởng tấn công.
>>Link sopcast trận Anh vs Italia cập nhật tại đây
Thực tế và lịch sử đã chỉ ra rằng, người Ý vẫn thường gặp khó khăn trước các đối thủ có lối đá giống như họ vào thập niên 80: Chắc chắn, đơn giản, và rất lì đòn. Sẽ càng rắc rối hơn với thầy trò Cesare Prandelli, khi Tam sư dường như đã "lật mặt" để trở thành một đội bóng khác hẳn. Sau từng trận, Anh càng ngày càng khó xem hơn, nhưng cũng khó bị đánh bại hơn bao giờ hết.
Cuộc so tài tại Kiev hiện tại chắc chắn sẽ gợi lại cho các CĐV Tam sư kí ức khó quên của trận đấu lịch sử giữa 2 đội vào tháng 10/1997. Đó là trận hòa oanh liệt của tuyển Anh trước Azzurri, một trận đấu mà đội khách đã phòng thủ cực kỳ ngoan cường để có 1 điểm cần thiết tới World Cup. Tới lúc này, hình ảnh đội trưởng Paul Ince với chiếc áo đấu đẫm máu và chiếc băng trắng trên đầu vẫn còn ám ảnh không ít người. Một trận đấu không thật hay và cũng chẳng có bàn thắng, nhưng nó chính là màn trình diễn của sự quả cảm cũng như tinh thần thi đấu tuyệt vời của những ngôi sao xứ sương mù – những điều luôn bị xem là xa xỉ với chính họ.

Người ta sẽ được chứng kiến cuộc đối đầu giữa một tuyển Anh chơi theo phong cách catenaccio và một Italia phóng khoáng - Ảnh Getty
Lúc này, sự đơn giản trong chiến thuật và tính kỷ luật trong phòng thủ đang là vũ khí rất hiệu quả của Roy Hodgson. Lối đá truyền thống của người Anh đang trở lại và bất ngờ trở nên rất khó chịu khi nó được kết hợp với cách phòng ngự khoa học của người Ý. Từ trước giải, không quá khó để đoán ra tuyển Anh sẽ đá như thế nào. Nhưng cũng chỉ với những phương án đánh biên và tạt bóng, Tam sư vẫn ghi được bàn thắng vào lưới Pháp, Thụy Điển và Ukraina. Một phong cách rất... Hodgson: Sự đơn giản! Đơn giản không có nghĩa là hời hợt. Đơn giản không có nghĩa là thiếu tính toán. Sự giản đơn còn là kết tinh của nghệ thuật, sự nghiên cứu, và trên hết là tư tưởng "biết mình, biết người".
Khi Inter của Roy Hodgson để thua Schalke trên chấm 11m trong trận chung kết UEFA Cup năm 97, HLV người Anh đã phải nhận một cơn mưa vật thể lạ từ chính các CĐV nhà. Sau đó, bất chấp mối quan hệ rất tốt với Massimo Moratti, ông vẫn quyết định ra đi. Mối quan hệ giữa Hodgson và người Ý đã bị rạn nứt từ đó, khi ông nói rằng không HLV nào có thể chấp nhận một đội bóng mà khi thua, các CĐV sẵn sàng đón tiếp bằng "tiền xu và bật lửa". Nhưng những kinh nghiệm ở Serie A mà người đàn ông sinh tại Croydon có được là không thể phủ nhận. Để rồi giờ đây, ông lại có dịp để dùng.
"Đội Anh đang rất giàu chất Ý"
Không hề ngạc nhiên khi những người Ý chính hiệu như Paolo Di Canio hay Leonardo Bonucci đều khẳng định điều này. Hodgson có thể đã làm nên một cuộc cách mạng về tư tưởng và lối chơi, nhưng thực ra, từ trước đó phong cách Ý đã tràn ngập xứ sương mù. Carlo Ancelotti giành cú đúp với Chelsea năm 2010, Roberto Mancini chiến thắng với Manchester City ở Premier League, Roberto Di Matteo làm nên lịch sử ở Munich, và trên hết là Fabio Capello với những kỷ niệm khó quên, tất cả những con người ấy đã giúp các cầu thủ Anh tiếp cận nhiều hơn với "chất Ý", với những thay đổi chiến thuật khôn ngoan, hay cả cách tiếp cận trận đấu bằng sự điềm tĩnh và độ "quái".
Đội hình dự kiến
Anh: Hart, Johnson, Terry, Lescott, Cole, Milner, Gerrard, Parker, Young, Rooney, Welbeck. Italia: Buffon, Abate, Barzagli, Bonucci, Balzaretti, De Rossi, Pirlo, Marchisio, Montolivo, Balotelli, Cassano.
Có phải ngẫu nhiên không, khi Wayne Rooney đã lập tức nổ súng khi trở lại? Hãy nhớ, ở World Cup 2006 và 2010, ngôi sao của M.U đã chơi 8 trận nhưng không ghi nổi một bàn nào. Có phải vô tình không, khi tuyển Anh nằm trong số 4 đội chuyền bóng ít nhất tại vòng bảng nhưng vẫn có 5 bàn thắng để dẫn đầu bảng D? Tương tự như vậy, theo thống kê, đội quân của Hodgson có tỷ lệ kiểm soát bóng cực thấp ở Euro lần này (trung bình 45% - chỉ hơn mỗi Ailen và Hy Lạp), nhưng lại chưa hề thua.
Lá tẩy của họ dĩ nhiên chính là Hodgson. Sau hơn 1 thập kỷ với 9 đội bóng khác nhau, lần đầu tiên ông đã lại có trong tay một tập thể theo kiểu Inter ngày nào. Đó là đội bóng có một chốt chặn điềm tĩnh kiểu Bergomi, một thủ lĩnh giữa sân theo kiểu Ince, các mũi phản công cực sắc ở cánh như Zanetti và Djorkaeff, hay những sát thủ chớp thời cơ nhanh như sóc kiểu Zamorano-Ganz. Tuy thế, hãy tin rằng, với Hodgson, nếu tuyển Anh không thể tạo ra khác biệt bằng những bàn thắng, thì họ cũng sẽ sẵn sàng đi theo con đường của Herrera huyền thoại ở thập niên 60: Tử thủ với những chiếc ổ khóa đầy chất lượng.
Ở 9 trận gặp nhau gần đây nhất, Anh chỉ thắng được 1. Nhưng người Ý sẽ phải dè chừng khi cuộc đấu bị đổi vai. Sự hấp dẫn và khó lường nằm ở chính điều đó, chứ không hẳn là chiều quay của bánh xe lịch sử.
Dự đoán: 2-1
Yến Thanh
Theo TT&VH
Tags: link xem Anh vs Italia nhanh HD, link sopcast Anh vs Italia, binh luan Anh vs Italia, doi hinh du kien Anh vs Italia, ty le ca cuoc Anh vs Italia, du doan Anh vs Italia, nhan dinh Anh vs Italia

Hãy tôn trọng

Posted: 24 Jun 2012 03:02 AM PDT

XEM EURO 2012 - Nếu không có mặt trên sân, có lẽ chỉ ít người biết rằng trước trận đấu giữa Đức và Hy Lạp 2 giờ, đã có một trận Đức – Hy Lạp khác diễn ra. Chỉ khác nhau ở chỗ, đây là trận đấu của những người mù trong khuôn khổ chiến dịch "hãy tôn trọng" do UEFA khởi xướng nhằm chống lại những phân biệt đối xử giữa người với người trên khắp thế giới.
Một thành viên của chiến dịch nói rằng: "Đây là thông điệp để mọi người gần nhau hơn. Để thấy một trong những bí mật của bóng đá là có sự thông hiểu với nhau chứ không chỉ những gì chúng ta thấy bằng mắt".

Trận đấu Đức – Hy Lạp của người mù.

Trận đấu ấy diễn ra chỉ có 14 phút với 2 hiệp đấu giữa những người mù và khiếm thị của một CLB bóng đá dành cho người tàn tật của thành phố Wroclaw và Chorzow. Kết quả trận đấu là 1-1 và diễn ra hết sức sôi động với tiếng loa tường thuật của 2 tình nguyện viên có tên Kusztal và Wroblewski. Họ nói liên tục để giúp các cầu thủ nắm rõ diễn biến của trận đấu để thi đấu.

Chiến dịch "hãy tôn trọng" của UEFA đã gặp không ít thách thức trong suốt thời gian diễn ra Euro 2012 khi nạn phân biệt chủng tộc rồi nạn bạo lực ngoài sân vẫn khiến UEFA không ngừng đưa ra những án phạt. Rõ ràng, những nỗ lực của họ là vô cùng cần thiết.

Nói đâu xa, sau khi đã gây nhiều mâu thuẫn trước trận đấu, giới truyền thông vẫn tiếp tục soi vào những nỗi thất vọng sau trận Đức - Hy Lạp 4-2 liên quan đến vấn đề chính trị, kinh tế khiến không khí càng thêm căng thẳng dù thành viên 2 đội bóng đều không muốn nhắc đến.

Hãy để bóng đá là bóng đá. Hãy dành cho nó một sự tôn trọng. Nói như tay bút John Leicester của hãng tin AP: "Tỷ số 4-2 là thật công bằng bởi đội chiến thắng là người đang có tiềm năng nhất để thắng giải. Nhiều người vẫn muốn Hy Lạp thắng nhưng đấy là tiếng nói của trái tim. Bóng đá vẫn là bóng đá, vẫn cần logic. Một nước Đức 81 triệu dân với nền kinh tế số 1 châu Âu đã đổ bao nhiêu tiền cho bóng đá bấy năm qua để có một đội tuyển năng động và một thế hệ tài năng như bây giờ. Trong khi đó, nền kinh tế Hy Lạp đã trải qua năm thứ 5 khó khăn, nền bóng đá suy sụp vì thiếu tiền và nạn dàn xếp tỷ số. Ai nên là người thắng, có lẽ cũng dễ trả lời".
THÚY VI
Theo SGGP

Bát tiên quá hải

Posted: 24 Jun 2012 03:02 AM PDT

XEM EURO 2012 - Thế là vòng bảng của EURO 2012 đã kết thúc. Kể từ 22-6 trở đi, giải vô địch châu Âu chỉ còn lại "bát tiên": Czech, Bồ Đào Nha, Đức, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Ý.

Giống như Áo và Thụy Sĩ 4 năm trước, hai đội đồng chủ nhà lần này là Ba Lan và Ukraine cũng sớm dừng cuộc chơi. Thêm đội tuyển Nga và Croatia, có tất cả 4 đội Đông Âu bị loại như để tích truyện "Đông Du bát tiên" trùng hợp với thực tế Euro Cup những ngày này.
Hà Tiên Cô (Đức) đã bước vào bán kết. Ảnh: T.L.

Trừ Czech, các đội tuyển lọt vào tứ kết quả đang làm một chuyến "đông du" trên đất Ba Lan và Ukraine để tiếp tục tranh nhau chiếc cúp vô địch châu lục 2012.
oOo
Vị tiên được coi là lãnh tụ tinh thần của bát tiên là Lã Động Tân. Ông tiên này rất nổi tiếng với tích "chó cắn Lã Động Tân". Trên đường tầm sư học đạo, họ Lã quáng quàng sao đó bị lôi vào chuyện trừ yêu cứu tiểu thư nhà Vương viên ngoại. Con yêu này chính là con Hạo Thiên khuyển của Nhị Lang thần Dương Tiễn. Lã Động Tân lơn tơn trừ yêu không xong còn bị con Hạo Thiên khuyển đớp cho mấy phát. Tích "chó cắn Lã Động Tân" có ý nói "ách giữa đàng mang vô cổ", vô duyên vô cớ gặp phải những chuyện trời ơi. Rooney của tuyển Anh mùa này cũng vậy: trong trận cuối vòng loại Euro đá với Montenegro, Rooney nhận thẻ đỏ lãng xẹt khi phạm lỗi đá sau với Miodrag Dzudovic trong tình thế tuyển Anh đang dẫn trước. Hành vi đó khiến Rooney bị treo giò 2 trận đầu tiên gặp Pháp và Ukraine tại vòng chung kết Euro mùa này khiến cổ động viên Anh mấy ngày qua thấp thỏm không yên. Thủ lĩnh Rooney gặp nạn lãng òm, tuyển Anh hiển nhiên mang bóng dáng của Lã Động Tân.
Trương Quả Lão là ông tiên có đặc điểm thích cưỡi lừa ngược. Hàm ý triết học của hành động này là "phản bổn quy chân", càng tiến thì càng lùi, càng lùi thì càng tiến. Tuyển Pháp trận cuối cùng đại bại trước Thụy Điển nhưng kết quả vẫn lọt vào tứ kết và mơ mộng làm nên chuyện động trời trong những ngày sắp tới. Với chiêu "phản bổn quy chân" này, tuyển Pháp đích thị là Trương Quả Lão.
Hàn Tương Tử, ông tiên khoái thổi sáo. Tiếng sáo du dương của ông khiến muông thú, côn trùng, cây cỏ sinh sôi nảy nở tươi tốt, chan hòa. Lối chơi bóng tiqui-taca bay bướm của Xavi và đồng đội khiến không ít đội ngưỡng mộ và học tập chính là tiếng sáo trên sân cỏ. Tây Ban Nha xứng đáng là Hàn Tương Tử.
Lý Thiết Quải, ông tiên có bộ dạng râu ria lởm chởm, thường đóng vai kẻ hành khất đi lang thang khắp nơi. Nhìn hình dáng bên ngoài mà coi thường họ Lý là lầm to. Sẽ có một ngày, ông cao hứng ném cây thiết trượng lên trời. Thiết trượng hóa thành con rồng và tiên ông họ Lý ung dung cưỡi rồng ngao du trong mây vàng ráng đỏ. Tuyển Ý cũng thế, vòng bảng thường chơi ì ạch. Nhưng càng vào sâu, "cá chép hóa rồng" lúc nào không biết. World Cup 1982 là một ví dụ. Euro năm nay tuyển Ý cũng chơi "lên bờ xuống ruộng" khiến không ít cổ động viên của đất nước hình chiếc ủng giật mình thon thót. Nhưng biết đâu "Lý Thiết Quải" Ý sẽ ném thiết trượng lên trời để tung tăng cưỡi rồng ở những vòng sau!
Tào Quốc Cữu được coi là vị tiên bảo trợ cho các nghệ sĩ. Tuyển Czech từ các tiền bối Poborsky, Smicer, Berger, Milan Barros, Pavel Nedved, Galasek đến các hậu duệ Rosicky, Jirasek hay Vaclav Pilar, "Messi của đội tuyển Czech" đều có những phẩm chất kỹ thuật khéo léo, có thể kể là Tào Quốc Cữu trong bát tiên.
Hy Lạp là tiên ông Hán Chung Li. Vị tiên này thường sử dụng một chiếc quạt có khả năng cải tử hoàn sinh. Hy Lạp chắc cũng sở hữu một chiếc quạt tương tự nếu không thì từ vị trí chót bảng với nguy cơ bị loại rõ mồn một, họ đã không thể bất ngờ quật ngã tuyển Nga sáng giá để giành chiếc vé vào vòng sau. Hán Chung Li được Toàn Chân giáo tôn là Bắc ngũ tổ. Hy Lạp với lối chơi phòng ngự kín kẽ nhất trong bát tiên, cũng rất xứng đáng với hai chữ "toàn chân", đặc biệt khi họ cố thủ trong vòng 16,50 m chúng ta chỉ thấy "toàn chân là chân".
Đức là Hà Tiên Cô. Theo truyền thuyết, bông sen mà Hà Tiên Cô mang theo người làm cho thể chất lẫn tinh thần con người ta tốt lên vượt bậc. Đức là đội duy nhất ở Euro lần này toàn thắng cả 3 trận vòng bảng, chắc có lận trong người bông sen quý giá đó. Hà Tiên Cô còn là vị tiên biết trước họa phúc của thiên hạ. Điều đó hoàn toàn phù hợp với công dân Đức nổi tiếng toàn cầu: cố bạch tuộc Paul - "nhà tiên tri" sống ở viện hải dương học Oberhausen.
Lam Thái Hòa là vị tiên rắc rối nhất trong bát tiên. Chủ yếu là rắc rối về... giới tính. Đến nay không ai chắc chắn vị tiên này là nam hay nữ. Ngay cả chân dung Lam Thái Hòa, các họa sĩ cũng thể hiện rất mơ hồ về phục trang: lúc thì trông như cô bé lúc thì trông như cậu bé, lúc giống chàng trai lúc từa tựa cô gái. Điều này có vẻ phù hợp với phong cách chải chuốt của Cristiano Ronado, mà giới túc cầu thường gọi là Ro "điệu". Các anti-fan của Ronaldo còn gọi anh là... Cristiana: nàng Ronado. Dĩ nhiên đó là chuyện trêu chọc cho vui, nhưng cũng vì lý do này mà đội Bồ Đào Nha của anh chàng đội trưởng hào nhoáng Ronaldo rất thích hợp với vai Lam Thái Hòa.
oOo
Trên đây, chúng ta đã điểm qua danh sách "bát tiên quá hải" trong kỳ Euro này. Bài viết được gõ vào sáng thứ sáu (22-6) và cho đến lúc đó thì đã có hai vị tiên "quá hải": "Lam Thái Hòa" Bồ Đào Nha và "Tào Quốc Cữu" Czech. Tào Quốc Cữu thua 0-1, buộc phải dừng chân. Lam Thái Hòa đi tiếp. Trong vài ngày tới, sẽ có thêm 3 vị tiên dừng bước để chỉ còn "tứ tiên quá hải". Rồi "nhị tiên". Cuối cùng sẽ chỉ có một vị đại tiên lên ngôi cao nhất.
Lã Động Tân được xem như người đứng đầu bát tiên. Nếu căn cứ vào yếu tố này, tuyển Anh dĩ nhiên sẽ vô địch Euro. Nhưng các vị tiên còn lại chẳng thiếu gì người muốn viết lại truyền thuyết. Vì vậy từ nay đến ngày đá trận chung kết 2-7, cách hay nhất là cứ đến 1g45 mỗi đêm chúng ta nên lồm cồm bò dậy chống mắt lên xem...
Chu Đình Ngạn
Theo SGGP

Xabi Alonso: Người hùng không còn thầm lặng của “bò tót”

Posted: 24 Jun 2012 03:02 AM PDT

XEM EURO 2012 - Tiền vệ Xabi Alonso đã đánh dấu lần khoác áo đội tuyển Tây Ban Nha lần thứ 100 của anh bằng cú đúp giúp "bò tót" vượt qua Pháp 2-0 vào rạng sáng 24-6 và giành quyền trở lại vòng bán kết Euro.
Alonso chọn vị trí tốt và bay người đánh đầu như một tiền đạo đẳng cấp

Nếu bàn ấn định tỉ số ở phút 90+1 của Alonso khá đơn giản – trên chấm 11 m - sau pha phạm lỗi của Ravallier với Pedro thì pha mở tỉ số ở phút 19 đáng được người Tây Ban Nha ngợi ca. Đó là sự nhạy cảm vị trí và pha đánh đầu vào góc xa khung thành đội Pháp như một tiền đạo đẳng cấp của Alonso sau đường chuyền đẹp từ biên của J. Alba.

Chơi ở vị trí tiền vệ phòng ngự, nhiệm vụ chính của Alonso là thu hồi bóng và phát động tấn công. Nhưng ở trận đấu rạng sáng 24-6, ngôi sao đang chơi cho Real Madrid không chỉ làm tốt sứ mạng của mình mà còn vượt chỉ tiêu sau pha mở tỉ số, mở đầu cho trận thắng giúp Tây Ban Nha phá được cái dớp toàn thua và hòa Pháp ở 6 trận đối đầu tại các giải chính thức. Thường thì Alonso chỉ ghi bàn từ các cú sút xa hoặc phạt đền, hiếm khi anh xâm nhập vòng 16,50 m của đối phương và đánh đầu hiểm hóc như trận này.

Hàng thủ Pháp bất ngờ với sự xuất hiện của Alonso

Với bàn thắng thứ 2 từ chấm 11 m, Alonso là tiền vệ phòng ngự ghi nhiều bàn thắng nhất giải và triử thành người hùng không còn thầm lặng khi "bò tót" quyết tâm là đội đầu tiên bảo vệ chức vô địch Euro.

Alonso sút phạt đền ấn định chiến thắng 2-0


Alonso chính là một trong những trụ cột quan trọng giúp Real Madrid giành lại chức vô địch La Liga từ tay đại kình địch Barcelona. Khi chủ tịch F. Perez của Real quay lại, ông xác định Alonso là một trong những mắt xích quan trọng trong đội hình để Real trở lại đỉnh cao vinh quang và đội bóng hoàng gia Tây Ban Nha không ngại chi 30 triệu bảng rước anh về từ Liverpool. Trong lúc Real ngày càng hay hơn, đặc biệt kể từ lúc J. Mourinho nắm đội cách đây 2 mùa, thì Liverpool ngày càng sa sút và chưa tiền vệ nào lấp được chỗ trống do Alonso để lại.

Alonso có lần khoác áo đội tuyển lần thứ 100 rất đáng nhớ

Với chức vô địch La Liga mùa rồi, Alonso gần như có đủ bộ sưu tập thành tích mà bất kỳ cầu thủ nào cũng mơ ước: Cúp Champions League cùng Liverpool năm 2005 (anh ghi bàn gỡ hòa trong trận chung kết), World Cup, Euro cùng tuyển Tây Ban Nha.

Với Alonso cũng ghi bàn, hàng tiền vệ Tây Ban Nha ngày càng đáng sợ

Ở tuổi 30, tiền vệ này chắc chắn sẽ mãn nguyện và vui vẻ giã từ đội tuyển nếu Tây Ban Nha bảo vệ thành công ngôi vô địch Euro lần này!

Trần Đoàn - Ảnh: REUTERS
Theo NLĐ

“Thần may mắn” của tuyển Đức

Posted: 24 Jun 2012 03:02 AM PDT

XEM EURO 2012 - Sau chiến thắng ấn tượng 4-2 trước Hy Lạp, tờ Bild của Đức đã ví von: "Trong khi các vị thần không thể giúp Hy Lạp vào bán kết thì một lần nữa, đội Đức lại có thần may mắn hỗ trợ trên sân PGE Arena". Vị thần mà báo Bild nhắc tới không ai khác chính là Thủ tướng Đức Angela Merkel, nữ CĐV bóng đá quyền lực nhất châu Âu!
Trước trận đấu với Hy Lạp, dù rất bận rộn với cuộc họp rất quan trọng tại Rome (Ý) nhưng bà Merkel khẳng định sẽ trực tiếp đến động viên tinh thần thầy trò HLV Loew. Quả thực, ngay sau cuộc họp với Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy và Thủ tướng Ý Mario Monti nhằm tạo ra một sự đồng thuận về việc xử lý cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu trước thềm hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo EU sẽ diễn ra vào tuần sau, bà Merkel đã đáp chuyến bay tới Gdansk - Ukraine để kịp cổ vũ cho tuyển Đức. Ngồi cùng hàng với Chủ tịch UEFA Michel Platini, bà Merkel xem rất kỹ danh sách ra sân của 2 đội cũng như có nhiều lần bật dậy cổ vũ hay tỏ ra tiếc nuối với những cơ hội của đội nhà.
Thủ tướng Angela Merkel (thứ 2 từ trái qua) vui mừng sau một bàn thắng của đội Đức rạng sáng 23-6. Ảnh: REUTERS
Sau khi Đức đánh bại Hy Lạp 4-2, giới truyền thông lại có dịp thống kê sự may mắn mà nữ CĐV quyền lực nhất châu Âu mang đến cho "cỗ xe tăng". Ở tứ kết World Cup 2010, bà Merkel dự khán trận Đức đè bẹp Argentina 4-0.
Ở vòng loại Euro 2012, bà Merkel cũng đến cổ vũ trong trận gặp Thổ Nhĩ Kỳ và Đức thắng đậm 3-0. Rất thú vị là ở các trận đấu có bà Merkel cổ vũ, tiền đạo chủ lực Miroslav Klose đều ghi bàn và theo ví von của tờ Bild: "Muốn san bằng được kỷ lục ghi 68 bàn cho tuyển Đức của Gerd Muller, có lẽ Klose nên nhờ bà Merkel thường xuyên đến sân cổ vũ cho anh!".
Sự xuất hiện của các chính trị gia trên các khán đài Euro là bình thường nhưng có lẽ hiếm ai cuồng nhiệt bằng bà Thủ tướng Đức. Được "thần may mắn" cổ vũ, các tuyển thủ Đức chắc chắn sẽ được tiếp thêm động lực để hướng đến cuộc lật đổ nhà vô địch Tây Ban Nha hoặc Pháp ở bán kết và biết đâu, người tỏa sáng nhất sẽ lại là Klose...
Minh Ngọc
Theo NLĐ

Hodgson đấu trí với Prandelli

Posted: 24 Jun 2012 03:02 AM PDT

XEM EURO 2012 - Tâm điểm của trận tứ kết cuối cùng giữa Anh và Ý, theo chúng tôi, không chỉ là các cuộc đối đầu trên sân cỏ mà còn là màn đấu trí giữa 2 HLV bên đường biên. Điều thú vị là dưới tài nhào nặn của HLV R. Hodgson và C. Prandelli, tuyển Anh và Ý bước vào giải đấu này với bộ mặt khác hẳn so với trước đó
Nhiều người cho rằng đội Anh đang chơi theo phong cách phòng ngự thực dụng nổi tiếng của người Ý ngày nào và ông Hodgson chẳng qua cũng thừa hưởng thành quả từ người tiền nhiệm đến từ Ý - F. Capello. HLV Hodgson cũng là có 3 thời kỳ cầm quân tại đất nước hình chiếc ủng (2 với Inter Milan) nên càng được xem là nhà cầm quân Anh chuộng phong cách Ý. Tuy nhiên, ai cũng biết quan điểm của ông Hodgson là xây nền tảng từ phòng ngự. Với một đội hình không mạnh nhất, HLV 64 tuổi này bước đầu đã tạo được tuyển Anh chắc chắn và đội đã lọt vào tứ kết Euro 2012 chưa thua trận nào.
Điều quan trọng là ông cởi bỏ sức ép cho các tuyển thủ khi nới lỏng một số quy định được cho là quá nghiêm khắc dưới thời Capello và mạnh dạn sử dụng những gương mặt trẻ như Welbeck, Carroll và Chamberlain. Với những kinh nghiệm về bóng đá Ý, CĐV Anh tin rằng HLV Hodgson sẽ giúp Anh vượt qua cái dớp chưa bao giờ vượt qua vòng tứ kết đeo đuổi họ từ Euro 1996 trên sân nhà đến nay.
HLV Hodgson (trái) và Prandelli, ai sẽ thắng? Ảnh: REUTERS
Tương tự, ông Prandelli cũng chưa bao giờ được đánh giá cao tại Ý. Theo các HLV ở Ý, một nhà cầm quân được xem là kinh nghiệm nếu từng nắm các đội bóng lớn như Juventus, AC Milan, Inter Milan, tệ lắm cũng là Lazio, AS Roma. Nhưng ông Prandelli, ngoài thời gian rất ngắn dẫn dắt AS Roma rồi thanh lý hợp đồng để chăm sóc vợ bị bệnh ung thư, chưa bao giờ được các "đại gia" để mắt đến ngoài việc nắm Parma và Fiorentina.
Tuy nhiên, nhà cầm quân 54 tuổi này đã gây ngạc nhiên khi biến tuyển Ý thực dụng và chìm trong khủng hoảng vì nghi án bán độ thành một trong những đội chơi kỹ thuật ở Euro lần này. Cứng rắn với mọi cầu thủ gây rối nhưng sẵn lòng tạo cơ hội cho người nhận ra sai lầm (Cassano, Balotelli), ông Prandelli giúp đội Ý trở thành một tập thể gắn kết nhằm lấy lại uy danh cho bóng đá Ý sau một VCK World Cup tồi tệ. Nhưng HLV Prandelli cũng có điểm yếu: Chưa cải thiện được nền thể lực của đội Ý và đây lại là điểm mạnh của cầu thủ Anh.
Song Kim
Theo NLĐ

Tây Ban Nha 2-0 Pháp (+Video clip): Cú đúp của Alonso giúp lịch sử sang trang

Posted: 24 Jun 2012 03:02 AM PDT

XEM EURO 2012 - Tây Ban Nha có chiến thắng nhẹ nhàng 2-0 trước Pháp để tiến thêm một bước tới việc bảo vệ ngôi vương tại châu Âu. Như vậy, La Roja đã biết thắng trước Les Bleus ở các giải đấu lớn sau 5 lần chỉ biết thua và hòa gần đây. Ở bán kết, thầy trò HLV Vicente del Bosque sẽ gặp đội bóng nhiều duyên nợ là Bồ Đào Nha.


TBN đã tiến gần hơn tới trận chung kết - Ảnh AP
Không khó để nhận ra ai là người hùng tại Donetsk đêm qua. Xabi Alonso chắc chắn không thể quên trận đấu thứ 100 trong màu áo ĐTQG với cú đúp lập được. Pháp nhận thất bại thứ 2 liên tiếp tại EURO và phải về nước. Các học trò của Larent Blanc có lẽ đã tiếp cận trận đấu theo cách sai lầm và chưa từng thực sự gây khó dễ cho khung thành của nhà ĐKVĐ trong suốt 90 phút.
Video clip Tây Ban Nha 2-0 Pháp

Những diễn biến chính
Đội hình ra sân
TBN: Casillas - Arbeloa, Ramos, Pique, Alba - Busquets, Alonso - Iniesta, Xavi, Silva - Fabregas
Pháp: Lloris - Reveillere, Koscielny, Rami, Clichy - Debuchy, Cabaye, M'Vila, Malouda, Ribery - Benzema
+ Hiệp 1
Phút thứ 3: TBN đang thể hiện sự tự tin quen thuộc với việc kiểm soát thế trận trong khi Pháp chủ động chơi phòng ngự từ xa.
Phút thứ 5: Fabregas ngã trong vòng cấm địa Pháp sau đường chuyền của Alonso. Anh cho rằng đã bị Clichy đẩy sau nhưng trọng tài không nghĩ vậy.
Phút thứ 8: Alonso vừa bất ngờ tung ra một cú sút từ giữa sân nhưng nó không làm khó được thủ thành Lloris.
Phút thứ 10: Iniesta chọc khe thông minh cho Fabregas nhưng người đồng đội tại Barcelona không theo kịp bóng. Rõ ràng cựu đội trưởng của Arsenal mạnh về kỹ thuật hơn là tốc độ.
Phút thứ 13: TBN vừa có pha tấn công nguy hiểm bên cánh phải nhưng cú căng ngang cuối cùng của Silva lại "không địa chỉ".
Phút thứ 15: 1/3 thời gian thi đấu của hiệp 1 đã trôi qua, không có gì mới khi TBN vẫn kiểm soát bóng nhiều hơn trong khi Pháp chờ đợi những pha phản công từ 2 cánh.Một kịch bản quen thuộc trong các trận đấu có sự góp mặt của nhà ĐKVĐ.
Cú đánh đầu hiểm hóc của Alonso - Ảnh Getty
Phút thứ 19: ALONSO !!! Alba tạt bóng bên cánh trái và Alonso ở phía trong không bị ai kèm thoải mái tung ra một cú đánh đầu đập đất thông minh.1-0 cho TBN.
Phút thứ 22: THỐNG KÊ ! Đây là bàn thắng thứ 15 cả Alonso cho ĐTQG. Nó được ghi vào đúng trận đấu thứ 100 của tiền vệ này trong màu áo La Roja.
Phút thứ 26: Benzema vừa thực hiện 1 pha đá phạt hàng rào quá thiếu chính xác. Tiền đạo đá cắm duy nhất của Pháp đang chơi lệch về cánh trái, nơi có sự trợ giúp của 2 tiền vệ kỳ cựu Malouda và Ribery.
Phút thứ 29: Silva đi bóng lắt léo rồi chọc khe cho Iniesta. Ngôi sao của Barca dứt điểm cận thành 1 chạm nhưng bóng đập trúng chân một hậu vệ Pháp. Fabregas đang đóng vai trò 1 tiền đạo ảo khi Silva và Iniesta mới là những người thường xuyên xâm nhập vòng cấm địa đối phương nhất.
Phút thứ 31: Ramos nhận thẻ vàng vì lỗi bỏ bóng cản người đối với Benzema.
Phút thứ 32: Ở quả đá phạt hàng rào sau đó, Casillas phải vất vả đấm bóng chịu phạt góc sau cú sút của Cabaye. Pháp đang dần dần lấy lại thế trận sau khi phải nhận bàn thua trước.
Phút thứ 36: Ribery thực hiện một quả tạt bóng đầy khó chịu bên cánh trái nhưng Ramos đã đánh đầu giải nguy.
Phút thứ 40: Ribery đang thi đấu đầy xông xáo bên cánh trái. Anh đang là cầu thủ chơi nổi bật nhất bên phía Pháp.
Phút thứ 42: Cabaye nhận thẻ vàng sau pha phạm lỗi với Busquets
Hiệp 1 kết thúc với tỷ số tạm thời 1-0 nghiêng về TBN.
+ Hiệp 2
Phút thứ 49: Debuchy và Reveillere đi bóng khá loằng ngoằng bên cánh phải và rốt cục bị mất bóng. 2 hậu vệ này nên thực hiện những đường tạt bóng hay căng ngang ngay khi có thể.
Phút thứ 51: Alonso có cơ hội sút xa thoải mái nhưng bóng lại đi quá thiếu chính xác.
Phút thứ 55: Các cầu thủ Pháp đang tỏ ra bất lực trong việc lấy bóng của những tiền vệ TBN. Iniesta, SIlva hay Xavi cầm bóng hoặc phối hợp với nhau quá tốt.
Phút thứ 59: THỐNG KÊ ! Pháp đã đánh bại TBN trong 2 kỳ EURO mà họ giành chức vô địch. Les Bleus thắng 2-0 tại chung kết 1984 và 2-1 tại tứ kết 2000).
Phút thứ 62: CƠ HỘI ! Xavi chọc khe rất thông minh cho Fabregas nhưng một lần nữa tiền vệ tấn công này tỏ ra chậm chạp và bị thủ thành Lloris phá bóng.
Phút thứ 64: Pháp có sự thay đổi đầu tiên. Menez thế chỗ Debuchy bên hành lang cánh phảitrong khi Nasri thay Malouda ở tuyến giữa
Phút thứ 65: TBN lập tức cũng có sự thay đổi chiến thuật. Pedro thế chỗ Silva bên cánh phải.Bên đường pitch, Torres đang khởi động để chuẩn bị vào sân.
Phút thứ 67: Torres vào thay Fabregas. Giờ đây TBN đã có 1 tiền đạo đích thực trên sân.
Phút thứ 71: NGUY HIỂM ! Pedro căng ngang cho Torres nhưng Rami đã có mặt kịp thời để phá bóng ngay trước chân tiền đạo của Chelsea.
Phút thứ 72: Pháp lập tức có câu trả lời. Ribery đi bóng nỗ lực rồi căng ngang rất mạnh trong vòng cấm, thủ thành Casillas đã chơi tốt khi bắt bài trong tình huống đó.
Phút thứ 75: Menez nhận thẻ vàng sau lỗi phản ứng với trọng tài. Cầu thủ vừa vào sân thay người này sẽ vắng mặt tại bán kết nếu Pháp có thể lội ngược dòng trước TBN
Phút thứ 78: Ribery và Cabaye vừa có pha va chạm khá mạnh với nhau bởi không hiểu ý. Pháp đang chơi đầy bế tắc trước TBN.
Phút thứ 79: Pháp có sự thay đổi cuối cùng. Tiền đạoGiroud thế chỗ tiền vệ hòng ngự M'Vila
Phút thứ 80: Torres có cơ hội đối mặt nhưng không thể đánh bại thủ thành Lloris. Tuy nhiên trước đó anh đã rơi vào thế việt vị.
Phút thứ 84: Cazorla vào thay Iniesta - cầu thủ có nhiều pha quấy đảo hàng thủ tuyến Pháp nhất.
Phút thứ 88: Pháp được một quả phạt góc nhưng Giroud đánh đầu quá với sau quả tạt của Nasri.
Phút thứ 90: PENALTY ! Reveillere phạm lỗi rõ ràng với Pedro trong vòng cấm.
Phút thứ 90+1: ALONSO ! Tiền vệ của Real Madrid hoàn tất cú đúp từ khoảng cách 11 mét khi dễ dàng đánh lừa thủ thành Lloris.
Phút thứ 90+4: Torres dứt điểm trong vòng cấm Pháp nhưng bóng không qua được chân Rami.
Kết thúc hiệp 2, TBN giành chiến thắng chung cuộc 2-0 trước Pháp.
TT&VH Online
Tags:Spain 2-0 France highlights & goals, video Tây Ban Nha 2-0 Pháp, clip ban thang Tây Ban Nha 2-0 Pháp, binh luan Tây Ban Nha 2-0 Pháp, tuong thuat Tây Ban Nha 2-0 Pháp, ket qua Tây Ban Nha 2-0 Pháp, cham diem Tây Ban Nha 2-0 Pháp

This posting includes an audio/video/photo media file: Download Now

Nội bộ Bồ Đào Nha bất ổn, cầu thủ đánh nhau trên sân tập

Posted: 24 Jun 2012 03:02 AM PDT

XEM EURO 2012 - Nội bộ của Bồ Đào Nha đang xảy ra bất ổn khi hai cầu thủ Lopes và Quaresma đã đánh nhau trong buổi tập cùng đội bóng ở Opalencia.


Hai cầu thủ Bồ Đào Nha xích mích trong lúc tập luyện- Ảnh Getty
Hậu vệ Miguel Lopes và tiền đạo Ricardo Quaresma đã nảy sinh xích mích khi cùng tham gia luyện tập trong ngày hôm nay (23/6). Theo những người có mặt tại đó thì mâu thuẫn nảy sinh khi hậu vệ của Braga có pha vào bóng mạnh đối với cầu thủ của Besiktas. Quaresma đã phản ứng rất giận dữ sau pha va chạm và lao vào đánh Lopes.
Buổi tập đã bị gián đoạn và đích thân HLV Paulo Bento đã phải chạy ra để kéo cả hai ra ngoài. Hậu vệ Ricardo Costa đã xác nhận thông tin trên với báo giới khi tin đồn lan truyền nhanh chóng.
"Những chuyện như vậy vẫn thường xảy ra trên sân tập. Hai người đã có pha vào bóng mạnh. Chúng tôi luôn muốn tấn công mạnh mẽ để giành chiến thắng và đôi lúc những sự cố nhỏ xảy ra", cầu thủ của Valencia cho hay.
Hiện tại Bồ Đào Nha đã giành vé dự bán kết EURO 2012 sau chiến thắng 1-0 trước CH Czech. Đối thủ tiếp theo của họ sẽ là đội giành chiến thắng trong trận đấu giữa Tây Ban Nha và Pháp.
K.Đ
Theo TT&VH

Postiga chia tay EURO 2012?

Posted: 24 Jun 2012 03:02 AM PDT

XEM EURO 2012 - Tiền đạo của Zaragoza mong rằng sẽ chỉ phải bỏ lỡ trận bán kết tại EURO 2012 nhưng kết quả kiểm tra mới nhất cho thấy gần như Postiga sẽ phải nói lời chia tay với giải đấu.


Postiga phải rời sân trong trận đấu với CH Czech- Ảnh Getty
Postiga đã phải ra sân sớm vì tự bị chấn thương trong trận thắng của Bồ Đào Nha trước CH Czech hôm 22/6. Kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy Postiga bị rách cơ và chắc chắn không thể dự trận bán kết, gặp Tây Ban Nha hoặc Pháp.
Tuy nhiên theo những nguồn tin mới nhất từ nội bộ của LĐBĐ Bồ Đào Nha, tình trạng chấn thương của Postiga nặng hơn chẩn đoán ban đầu và gần như tiền đạo 29 tuổi sẽ không thể tham dự trận đấu nào nữa tại EURO 2012 trong trường hợp Bồ Đào Nha đi tiếp vào những vòng đấu tiếp theo.
Với bàn thắng vào lưới Đan Mạch tại bảng B, Helder Postiga gia nhập nhóm cầu thủ đã ghi bàn ở ba kỳ EURO. Nhóm này có Juergen Klinsmann (Đức), Vladimir Smicer (CH Czech), Nuno Gomes (Bồ Đào Nha), Thierry Henry (Pháp), Cristiano Ronaldo (Bồ Đào Nha) và Zlatan Ibrahimovic Link(Thụy Điển).
K.Đ
Theo TT&VH

HLV Wenger: Man City và Barcelona muốn phá công việc của tôi

Posted: 24 Jun 2012 03:02 AM PDT

XEM EURO 2012 - HLV của Arsenal Arsene Wenger thừa nhận rằng Manchester City và Barcelona thời gian qua đã gây khó khăn cho công việc của ông tại Emirates.

Arsene Wenger
HLV Arsene Wenger- Ảnh Getty
Mùa Hè trước, Arsenal đã mất đi những cầu thủ trụ cột khi Cesc Fabregas rời London để về quê nhà đầu quân cho Barcelona trong khi Samir Nasri và Gael Clichy cũng chào tạm biệt Emirates để chuyển sang khoác áo đội bóng kình địch Man City. Wenger thừa nhận rằng việc những ngôi sao trẻ tại Emirates rời CLB khi đã đủ lông đủ cánh khiến ông rất thất vọng.
"Đôi khi người ta cố gắng hủy hoại công việc của bạn. Tôi đã mất Nasri, Clichy và Fabregas trong cùng một thời điểm, khi họ có thể tạo nên sự khác biệt trong lối chơi của Arsenal", chiến lược gia 62 tuổi bộc bạch trên De Telegraaf.
Bên cạnh đó, Wenger cũng tiết lộ rằng tiền không bao giờ đóng vai trò quan trọng và là động lực mà ông hướng tới trong thời gian dẫn dắt Arsenal. Cụ thể, Wenger cho biết ông đã nhận được những lời đề nghị về dẫn dắt các đội bóng khác với mức lương cao gấp 10 lần tại Arsenal nhưng không chấp thuận vì ông đánh giá cao công việc mà ông đang làm tại đội chủ sân Emirates.
"Tôi có thể chuyển đến CLB khác với mức lương cao gấp 10 lần nhưng tôi không đi. Tôi đã có 16 năm gắn bó với Arsenal và tôi sẽ ở lại đây bởi triết lý bóng đá của mình. Tiền không phải là động lực của tôi, cũng giống như Cruyff tại Ajax hay Jansen ở Feyenoord", Wenger cho biết.
K.Đ
Theo TT&VH

No comments:

Post a Comment